T2, 12 / 2017 10:07 Sáng | Đức Tin Jesus

*Hiến tế là động từ ghép (hiến dâng, tế lễ). Hiến dâng một vật gì như chiên bò, dê…một người nào theo lệnh Thiên Chúa trong Cựu ước xưa. Vd. Abraham dâng con trai Isaac theo lệnh Thiên Chúa để tế lễ Chúa trên núi Chúa chỉ…Hoặc dân ngoại cho thần linh mà người ta tôn sùng.

Trong Tân ước, Chúa Giêsu nói: Cha không ưng nhận chiên bò nữa…thì nay con đến để làm theo ý Cha, và Chúa Giêsu đã hiến dâng mình chịu chết trên thánh giá.

*Tận hiến là dâng hết, dâng đến tận cùng của cải, thân xác, linh hồn mình cho Thiên Chúa, cho Đức Mẹ, hoặc nhờ Đức Mẹ tới Thiên Chúa. Đức Mẹ đã phán với Chị Lucia năm 1917 tại Fatima rằng: “Trái Tim Mẹ là nơi con nương ẩn và làđường đưa con tới Chúa”.

Tận hiến cho Đức Mẹ là đường lối nên thánh do thánh Monpho chủ trương trong cuốn Thành thực Sùng kính Mẹ. Phong trào tận hiến cho Đức Mẹ, nhờ Mẹ đến với Chúa  phát triển rất mạnh ở Việt nam và nhiều nơi trên thế giới.

Theo chỗ tôi biết, các Linh mục và tu sĩ Dòng Đồng công tận hiến cho Đức Mẹ ngày đầu tiên vào Tập viện, và lặp lại vào buổi sáng mỗi ngày. Suốt ngày, họ thực hành việc tận hiến bằng cách “Nhờ Mẹ với Mẹ mà nghĩ tưởng, nói năng, hành động” (Tục lệ DĐC số 111).

Ngày nay Dòng này qui tụ những người muốn sống tận hiến cho Đức Mẹ vào một tổ chức gọi là “Gia đình Tận hiến Đồng công”, hiện có tại Việt nam và Hoa kỳ.

Nếu ai không vào tổ chức này cũng có thể dâng mình cho Đức Mẹ mỗi buổi sáng để Đức Mẹ che chở giữ gìn phù hộ như của riêng Đức Mẹ vậy.

Kinh Tận hiến cho Mẹ Trinh Vương Thương xót

(Tùy ý đọc lúc nào cũng tốt)

 Lạy Mẹ Maria Trinh Vương là Mẹ Thương Xót của con, Mẹ được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội do Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho Mẹ.

Xin Mẹ lấy đặc ân ấy bao phủ trên con, thánh hóa và gìn giữ con khỏi mọi mưu chước ma quỉ, để cho tình yêu và thân xác con được trong sạch trước mặt Chúa luôn luôn.

Xin Mẹ  lấy đức đơn sơ, điềm tĩnh, trung thành, khôn ngoan, hiền dịu và quả cảm của Mẹ thay thế vào lòng con, và làm cho con sống một cuộc đời như Mẹ.

Mẹ ơi! Mẹ biết con yếu đuối bất lực trong tất cả mọi sự, nên con trông cậy, phó thác hoàn toàn nơi Mẹ. Xin Mẹ  sống và hành động trong con mãi mãi. Amen.

Theo cuốn Cùng Các Linh mục Con Cưng Của Me, ngày 27-5-1974 Đức Mẹ còn dậy: “Con phải luôn luôn trông đợi mọi sự nơi Mẹ. Đó là cách thực sự con sống việc tận hiến đã làm cho Mẹ”.

*Linh hồn hiến tế bao gồm mọi người  trong Giáo hội, nếu được Chúa chọn làm của lễ hiến tế để đền bù tội lỗi cho nhân loại.

Giúp người hấp hối, khi qua đời, an táng…

2. Va khi gia dinh co nguoi than,  hap hoi, sap qua doi, viec lam dau tien la xin cac Linh Muc den ban cac phep BT, nhung neu khong co Linh Muc thi nguoi nha phai lam gi, doc kinh gi? va trong suot qua trinh nguoi than hap hoi, nguoi nha doc kinh gi la tot nhat la huu ich cho phan roi linh hon nhat ( tu truoc den nay con chi doc kinh Man Coi va Chuoi long Thuong Xot Chua).

Tom lai chung con phai lam gi khi ma co nguoi than hap hoi, sap qua doi va trong Le An Tang phep Dao va phep Doi phai lam gi, de tranh viec keu khoc va nhung viec khac lang phi thoi gian khong giup ich cho phan roi linh hon.(Cha hieu cho chung con la o Xu Dao chung con rat it Linh Muc,1 Cha ma phai phuc vu 5, 6 Nha Tho, tham chi con nhieu hon nua  nen viec don cac Ngai den rat kho khan).

Do vay tu chung con phai lo lang lam sao de nguoi hap hoi lanh nhan duoc nhieu on lanh nhat, va the hien trach nhiem cua minh doi voi nguoi hap hoi.

Xin Cha giup con, Xin Chua va Me tra cong cho Cha.

Con Anna Ha.

Đáp:

a/ Thời trước, để giúp người hấp hối, người ta thường đọc cuốn sách “Lâm mạnh” cách chậm chậm, rõ ràng, giục lòng bệnh nhân thống hối tội lỗi và vâng theo ý Chúa sẵn lòng ra đi về với Chúa.

b/ Ngày nay, sau khi biết về Lòng Thương xót Chúa, người ta lần hạt Lòng Thương xót bên người bệnh như lời Chúa Giêsu dạy, để họ được ơn thống hối và cứu rỗi trong giờ sau hết.

Thánh Đaminh nói: “Đừng khóc, tôi sẽ giúp ích cho anh em hơn sau khi tôi chết, tôi sẽ giúp đỡ anh em hiệu quả hơn khi tôi còn sống”

Thánh Gioan Chrisotômô dạy rằng: “Anh chị em khóc lóc kêu la thảm thiết trước quan tài người chết, nào có ích chi, tốt hơn là nên đọc kinh cầu nguyện và làm việc lành chỉ cho người quá cố”.

Những điều chị viết trong câu hỏi rất tốt, cứ thực hành như vậy cho bệnh nhân.

(Lm Đoàn Quang, CMC)