T6, 12 / 2017 11:15 Chiều | Đức Tin Jesus

Mỗi dịp cuối năm Phụng Vụ, chúng ta lại được nhắc nhở về Ngày Cá nh Chung, và Phiên Tòa Chung Thẩm mà Chúa Giêsu vừa là Đức Vua vừa là Thẩm Phá n Tối Cao.

Trình thuật Mt 25:31-46 là đoạn Kinh Thánh rất đặc biệt: [1] Cuộc phán xét chung, [2] Chỉ xuất hiện trong Phúc Âm theo Thánh sử Mátthêu. Ai cũng phải trình diện trước Thẩm Phá n Tối Cao – Đức Giêsu Kitô, ngay cả ma quỷ cũng phải trình diện Ngài: “Một ngày kia, con cái Thiên Chúa đến trình diện Đức Chúa; Satan cũng đến trong đám họ để trình diện Đức Chúa” (G 2:1). Thế đấy, Luxiphe cũng đâu “ngon lành” gì, đừng tưởng cai trị Vương Quốc Tối Tăm rồi hoành hành, tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm.

Thánh Mátthêu đã có lần kể: “Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các thiên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia” (Mt 24:30-31). Tương tự, Thánh Gioan cũng cho biết về quang cảnh trong ngày ấy: “Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ‘Trung thành và Chân thật’, Người theo CÔNG LÝ mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một ÁO CHOÀNG ĐẪM MÁU, và danh hiệu của Người là ‘Lời của Thiên Chúa’. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh” (Kh 19:11-14).

Khi giờ G điểm, tiếng loa vang dội khắp nơi để triệu tập mọi người, Chúa Giêsu sẽ ngự trên ngai uy linh và muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Ngài. Với tư cách Thẩm Phá n Tối Cao, Ngài sẽ phân chia mọi người ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Ngài cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái. Chiên và dê là hình ảnh của hai loại người: Phúc và Khốn – tức là Khôn và Khốn.

Trong cuộc đời làm người, ai cũng có những lần thi thố bằng cách này hay cách nọ, cụ thể là nhưng người đã từng ngồi ghế nhà trường. Hơn 10 năm học tập, người ta phải trải qua nhiều cuộc thi. Trong tất cả cuộc thi, các thí sinh không hề biết đề thi. Có thể lần này chưa đạt thì còn lần khác, cũng có thể được chấm phúc khảo. Còn về “cuộc thi đời”, người ta thường nói: “Thua keo này bày keo khác”. Cơ hội luôn có nhiều.

Tuy nhiên, đối với cuộc sống của chúng ta về tâm linh, cũng có thể coi là một cuộc thi, xem chừng bình thường mà lại rất căng thẳng, bởi vì cả đời chúng ta chỉ thi MỘT LẦN, và KHÔNG có lần nào khác. Có điều đặc biệt này: Trong các cuộc thi, thí sinh KHÔNG biết đề thi; thế nhưng trong cuộc thi tâm linh, mọi thí sinh đều được biết đề thi: “Bạn hãy kể về hoạt động yêu thương của mình”. Ai càng yêu nhiều thì càng đạt điểm cao.

Thật vậy, trong “phiên tòa cánh chung”, Đức Vua chỉ đề cập Đức Ái (yêu thương, trắc ẩn, thương xót) chứ không hỏi về bất cứ điều gì khác (bằng cấp, trình độ, chức vụ, quyền hành, uy thế, hội đoàn, từ thiện, dân tu hay dân thường,…). Những người khôn và có phúc là những ai thấy người đói thì cho ăn, thấy người khát thì cho uống, thấy khách lạ thì tiếp rước, thấy người mình trần thì cho mặc, thấy bệnh nhân và tù nhân thì viếng thăm. Đó là những trường hợp cụ thể, tất nhiên còn nhiều dạng yêu thương khác, dù chỉ là một nụ cười thông cảm, một cái vỗ vai cảm thông, một ánh mắt xót thương,… Làm bất cứ điều gì cho người khác với lòng yêu mến là làm cho chính Chúa, những người đó sẽ được Ngài “chúc phúc và trao phần gia nghiệp Nước Trời đã dành sẵn từ khi tạo dựng vũ trụ”.

Ngược lại, những ai KHÔNG thực hiện những điều như vậy thì là kẻ khờ và khốn. Thiên Chúa sẽ xử nghiêm: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào LỬA MUÔN ĐỜI đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng”. Số phận của kẻ khốn là bị tống vào CHỐN CỰC HÌNH MUÔN THUỞ, còn số phận của người lành là được vào CÕI SỐNG NGÀN THU.

Số phận liên quan tính cách. Quy trình rất lô-gích: Cách SUY NGHĨ có thể trở thành LỜI NÓI, các lời nói có thể trở thành HÀNH ĐỘNG, các hành động có thể trở thành THÓI QUEN, rồi thói quen có thể trở thành TÍNH CÁCH, và tính cách có thể trở thành SỐ PHẬN.

Tiền nhân nói chí lý: “Cẩn tắc vô ưu”. Không lo sợ như thế thì thoải mái, thanh thản, tức là bình an tâm hồn – dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù được thương hay bị ghét. Nếu thực sự bình an như thế thì thật là diễm phúc!

Lạy Thánh Tử Giêsu, Vua vũ trụ, Thẩm Phá n xót thương, xin cho chúng con được mãi là thần dân của Ngài. Xin giúp chúng con biết chân thành thể hiện yêu thương với nhau, nhất là những người hèn mọn, xin giúp chúng con sống trọn Thánh Ý Chúa Cha để có thể sinh lời với số nén chúng con được trao ở đời này. Ngài là Đấng hằng sinh và hiển trị với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.