T2, 12 / 2020 4:28 Chiều | Đức Tin Jesus

MỤC VỤ GIỚI TRẺ THEO TÔNG HUẤN CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG 

Lm. Phêrô Nguyễn Chí Công

WGPNT (24.6.2020) – Nhìn vào thực trạng đời sống đức tin của giới trẻ
Công giáo nói chung và giới trẻ Công giáo Việt Nam nói riêng, những ai có trách
nhiệm đều không khỏi bùi ngùi và lo lắng. Vì bên cạnh một thiểu số người trẻ
còn mặn mà với đời sống đức tin, với việc đến với Giáo Hội, vẫn còn một số
rất đông người trẻ lạnh nhạt, hay thậm chí rời xa việc sống đạo. Không ít trong
số đó “còn yêu cầu Hội Thánh buông tha
cho các em, vì các em cảm thấy khó chịu, nếu không muốn nói là bực bội, về sự
hiện diện của Hội Thánh
[1]. Vì sao vậy? Với một cái nhìn thực tế, Đức Thánh
Cha thẳng thắn đưa ra câu trả lời: “người
trẻ thường không cảm thấy các chương trình thông thường của chúng ta đáp ứng được
các mối quan tâm, các nhu cầu, các vấn đề, và các thương tổn của họ
” (số
202). Điều này lý giải cho việc tại sao người trẻ có thể sẵn sàng hy sinh thời
giờ, tiền bạc, sức lực cho những hoạt động thiếu lành mạnh hơn là nhiệt tình đến
với các hoạt động hữu ích của Giáo Hội.

Cùng với việc xác định lại giá trị và vị trí của người trẻ trong Kinh Thánh (chương 1), trong mối tương quan với “Đức Giêsu Kitô, Đấng luôn trẻ trung” (chương 2), để nhắc nhở người trẻ “các con là hiện tại của Thiên Chúa” (chương 3), các con được Thiên Chúa yêu
thương, được Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống, cứu độ, được Chúa Thánh Thần giúp
đi sâu vào con tim của Đức Kitô để luôn được tràn đầy tình yêu, ánh sáng và sức
mạnh, đồng thời để nhận ra tuổi trẻ là một Hồng ân, là một thời gian được
chúc phúc (chương 4), theo đó, “những nẻo đường của tuổi trẻ” được
lớn lên trong tình bạn với Đức Giêsu Kitô (chương
5
), mà không ngừng gắn bó với cội rễ, nghĩa là luôn nối kết tương quan với
văn hóa, tôn giáo và người cao niên (chương
6
), giờ đây, với chương kế tiếp này, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi
chúng ta nhìn lại những hoạt động mục vụ của mình dành cho giới trẻ, cũng như gợi
mở những cách thức hoạt động mới, hầu đem lại những hiệu quả tốt đẹp cho việc mục
vụ giới trẻ của Hội Thánh trong thế giới hôm nay.

I. Hoạt động mục vụ giới trẻ mang tính hiệp hành

1. Tính hiệp hành (synodalité) liên kết
các nhóm, các hiệp hội, các phong trào trong cùng một mục đích

Cùng với sự nở rộ và lan rộng của các hiệp hội và các phong trào chủ yếu
gắn bó với người trẻ, ĐTC nhận thấy 
hai khía cạnh đang lớn lên trong Giáo Hội
. Đó là: “sự ý thức toàn thể cộng đồng phải tham gia vào công cuộc Phúc
âm hóa người trẻ, và nhu cầu cấp bách để người trẻ đảm nhận một vai
trò quan trọng hơn nữa trong các chương trình mục vụ
” (số 202). Vậy nên,
đây không còn là hoạt động riêng rẽ của một số nhóm, hay một số phong trào hoặc
một số hiệp hội nhưng là sự tham gia của toàn thể cộng đồng Dân Chúa. Do đó, cần
thiết phải có sự hiệp thông nhiều
hơn nữa giữa các nhóm, và sự phối hợp tốt hơn các hoạt động của họ
 trong
việc tham dự vào định hướng hoạt động
mục vụ tổng thể của Hội Thánh
 (x. số 202).

Hoạt động mục vụ giới trẻ của Hội Thánh không ngoài mục đích “đưa người trẻ đến với Chúa Kitô và Hội Thánh
(số 205), giúp người trẻ mỗi ngày mỗi “đào
sâu kinh nghiệm cá vị của mỗi người về tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Giêsu
Kitô đang sống
” (số 214). Điều này cần được các nhóm, các phong trào
và cộng đoàn Dân Chúa lưu ý khi đưa ra các hoạt động mục vụ của mình. Nói rõ
hơn, Mục Vụ Giới Trẻ phải mang tính hiệp hành, “nghĩa là có khả năng liên kết trong một “hành trình chung” (số
206).

Trích từ văn kiện kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XV, số 123, Đức
Thánh Cha khẳng định, tính hiệp hành chỉ có thể hiện diện trong mục vụ giới trẻ
khi tồn tại “sự quý trọng các đặc sủng mà
Chúa Thánh Thần ban cho mỗi thành viên trong Giáo Hội theo ơn gọi và vai trò của
mình
” (số 206). Vậy nên, “chúng ta
không được gạt bỏ một ai hoặc làm cho ai muốn xa lánh chúng ta
[2]. Ngược lại, “chúng
ta cũng đón nhận với lòng biết ơn sự đóng góp của các tín hữu giáo dân, …,
cùng sự chung tay góp sức của các người sống đời thánh hiến nam và nữ, của các
nhóm, hội đoàn, và phong trào
[3].

Với Đức Thánh Cha, đây mới là khuôn mặt của Giáo Hội[4], “một Giáo
Hội có khả năng cho thấy được nét phong phú nhờ tính đa dạng
”. Do đó, khi cộng
đoàn Dân Chúa hiệp hành cùng nhau trong Mục Vụ Giới Trẻ là lúc “chúng ta có thể diễn tả tốt hơn một thực tại
đa diện kỳ diệu mà Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô phải trở thành
”. Và, Đức
Thánh Cha cho rằng Hội Thánh có thể thu hút người trẻ với khuôn mặt đó của
mình, nơi cho thấy “mạng lưới các ơn ban
đa dạng mà Chúa Thánh Thần không ngừng tuôn đổ và luôn đổi mới Hội Thánh
”.

2. Tính hiệp hành nối kết người trẻ vào
trong chính hoạt động mục vụ, trở nên tác nhân của mục vụ

Tính hiệp hành
trong Mục Vụ Giới Trẻ không chỉ nối kết các nhóm, các hội đoàn, các phong trào
gắn bó với người trẻ, nhưng đối với Đức Thánh Cha, tính hiệp hành còn nối kết
người trẻ vào các hoạt động mục vụ này. Ngài tuyên bố, “chính người trẻ là tác nhân của Mục Vụ Giới Trẻ” (số 203). Vì “họ biết cách nào là tốt nhất để quy tụ lại với
nhau
” (số 209). Vì họ có thể “giải
quyết các vấn đề nhạy cảm cũng như các mối bận tâm của những người trẻ khác bằng
ngôn ngữ của họ
” (số 203). Và vì họ có thể “giúp chúng ta nhận ra nhu cầu phải có những phong cách làm việc và chiến
lược mới
” (số 204) “phát sinh hiệu quả
tốt lành và thông truyền hữu hiệu niềm vui Tin Mừng
” (số 205). Như thế, người
trẻ không còn bị đặt ra bên lề của việc mục vụ như những người không có liên
can, hay chỉ là đối tượng thụ động của việc mục vụ nhưng là thừa tác viên của
hoạt động mục vụ giới trẻ với tất cả ý thức, trách nhiệm và quyền lợi.

Bên cạnh đó, Tông huấn còn đưa ra những chỉ dẫn nhằm giúp người trẻ tham gia và
có đóng góp tích cực hơn cho tính hiệp hành của hoạt động mục vụ. Trước hết,
song song với việc cần được hỗ trợ và hướng dẫn từ những người đồng hành,
người trẻ cần “được tự do phát triển những
cách thức mới với tinh thần sáng tạo và táo bạo
” (số 203). Nói cách khác,
những người đồng hành cần chuyển từ hành động “làm thay” thành hành động “gợi mở”
giúp người trẻ biết “vận dụng sự thông
minh, năng khiếu và kiến thức của mình
” (số 203) trong các hoạt động mục vụ
giới trẻ. Thứ đến, “Mục Vụ Giới Trẻ cần
được linh động hơn và mời người trẻ đến các sự kiện mà nơi đó, người trẻ không
chỉ có cơ hội học hỏi nhưng còn để chia sẻ cuộc sống, liên hoan, hát múa, nghe
những câu chuyện thực của các chứng từ và cùng nhau gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống
trong cộng đoàn
” (số 204). Như thế, mục vụ giới trẻ không chỉ đóng khung và
giới hạn trong các buổi hội học, báo cáo, tường trình nặng tính “kế hoạch”;
nhưng trở nên sống động, trẻ trung với những hoạt động gần gũi với thế giới của
người trẻ. Sau cùng, để người trẻ hiệp hành trong Mục Vụ Giới Trẻ, Đức Thánh
Cha cho rằng, “chúng ta nên xem xét nhiều
hơn đến những thực hành đã mang lại hiệu quả, như những phương pháp, ngôn ngữ,
mục tiêu tỏ ra hữu hiệu trong việc đưa người trẻ đến với Chúa Kitô và Hội Thánh

(số 205). Với lời khẳng định này, Đức Thánh Cha như chấp nhận việc sẵn sàng phá
bỏ các rào cản liên quan đến “nguồn gốc
hay nhãn hiệu
”, “bảo thủ hay cấp tiến”,
đã góp phần không ít tạo ra sự nghèo nàn, sự nhàm chán, sự đơn điệu của những
hoạt động mục vụ dành cho người trẻ. Bởi lẽ, với ngài, việc giúp người trẻ
đến được với Chúa Giêsu thì quan trọng hơn. 

II. Những đường hướng hoạt động chính yếu: Tìm kiếm
và thăng tiến

Dựa trên hoàn cảnh
thực tế, Đức Thánh Cha đã đề nghị hai
hướng đi chính 
cho mục vụ Giới Trẻ: tìm kiếm những bạn trẻ mới và thăng tiến những bạn trẻ đã và đang sinh hoạt giới trẻ (x. số
209). Đây như một hành trình liên tục nhằm giúp người trẻ tiến tới sự trưởng
thành Kitô hữu.

1. Tìm kiếm 

Thật đáng khích lệ khi trong nhiều giáo xứ, nhờ sự quan tâm của các
Cha xứ, những đoàn thể dành cho người trẻ vẫn còn hiện diện. Hội con cái Đức Mẹ,
Giới trẻ Phan Sinh, Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca đoàn, Giáo lý viên,
Sinh viên Công giáo, Hướng đạo… trở nên những môi trường sống động với các hoạt
động phong phú để người trẻ sống đức tin. Thế nhưng, chỉ có một số ít người trẻ
còn quan tâm, còn tham gia các đoàn thể, phong trào như thế. Câu hỏi được
nêu lên: Những bạn trẻ còn lại ở đâu? Có thể họ đang đi làm ở một nơi xa.
Có thể họ đang đi học trong các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học ở
một địa phương khác. Dẫu vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, vẫn còn nhiều bạn
trẻ đang hiện diện ngay trong giáo xứ. Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình, MF, nhận định
về họ như sau:  “Họ có mặt ở nhà thờ
nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau
kết thúc
 […]. Họ mang
danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui
lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu
[5].Vì thế, Đức Thánh Cha nêu lên hướng đi thứ nhất
trong việc mục vụ giới trẻ là “tìm kiếm”.
Ngài viết: “tìm kiếm, mời và kêu gọi để hấp
dẫn các bạn trẻ mới, hướng các bạn tới với một kinh nghiệm về Chúa
” (số
209).

Đức Thánh Cha biết rằng việc tiếp cận với người trẻ không hề dễ dàng (x. số
202), vì thế, ngài đề nghị nên khuyến
khích và tạo một không gian tự do để những bạn trẻ hăng hái Phúc âm hóa những
người trẻ khác ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh
 (x. số 210). Hay nói
cách khác, ngài muốn chúng ta tin tưởng vào các bạn trẻ vì các bạn trẻ biết cách “làm thức tỉnh một kinh nghiệm đức tin sâu sắc
(số 210) nơi các bạn trẻ khác qua các sự kiện lễ hội, các hội thao,
các cuộc trò chuyện; vì các bạn trẻ biết cách “loan báo Tin Mừng qua các mạng xã hội, qua các tin nhắn, các bài hát,
video, và những phương tiện truyền thông khác
” (số 210). Điều quan trọng là
giúp các bạn trẻ “có đủ mạnh dạn để gieo
hạt giống Tin Mừng đầu tiên trên mảnh đất màu mỡ là tâm hồn của một bạn trẻ
khác
” (số 210). Sự mạnh dạn đó chắc hẳn các bạn trẻ sẽ thủ đắc được nếu
có sự tin tưởng của Giáo Hội, của những người đồng hành dành cho họ.

Cùng với việc mời gọi Giáo Hội tin tưởng vào người trẻ, Đức Thánh Cha cũng
không quên nhắc nhở chúng ta “cần quan
tâm đến ngôn ngữ biểu lộ của sự thân tình, ngôn ngữ của tình yêu quảng đại và
tương giao hiện sinh
” (số 211). Bởi lẽ chỉ có ngôn ngữ tình yêu này mới “chạm được đến lòng người, tác động đến
cuộc sống, đánh thức những khát khao và hy vọng
” (số 211) nơi người trẻ. Bởi
lẽ chỉ có “văn phạm của tình yêu, chứ
không phải bằng cách thuyết giảng chiêu dụ
” mới thiết lập được mối tương
quan gần gũi, thân thiết giữa người trẻ với Giáo Hội. Và bởi lẽ, chỉ có ngôn ngữ
tình yêu “của những người sống hiến thân,
những người sống với họ và cho họ
” (số 211) mới làm cho “lời rao giảng tiên khởi (kerygma) không ngừng
vang to:
 “Đức Giêsu Kitô yêu bạn;
Ngài hiến mạng sống mình để cứu bạn; và bây giờ Ngài đang sống bên cạnh bạn mỗi
ngày để soi sáng, ban sức mạnh và giải thoát bạn
” (EG số 164), giúp người
trẻ nhận ra ngôn ngữ tình yêu cũng chính là ngôn ngữ Chúa Giêsu vẫn luôn
nói với họ trong từng giây phút sống mà họ tìm kiếm không ngơi
nghỉ. 

2. Thăng tiến 

Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những bạn trẻ mới để giúp họ có được
kinh nghiệm về Chúa, Đức Thánh Cha còn đề nghị cần phát triển một lộ trình cho những người đã có kinh nghiệm về Chúa để
trưởng thành hơn
 (số 209). Đó là đường hướng thứ hai Đức Thánh Cha đề
cập đến: thăng tiến, nghĩa
 “lớn lên trong Đức Kitô” (EG.
số 160).

Ở đường hướng thứ hai này, Đức Thánh Cha gợi lên cho chúng ta hai hướng dẫn
cụ thể mà ngài gọi là “hai trục chính”.
Một là đào sâu lời rao giảng tiên khởi
(kerygma), vốn là kinh nghiệm nền tảng của cuộc gặp gỡ Thiên Chúa qua cái chết
và sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Hai là sự phát triển trong tình huynh đệ,
trong đời sống cộng đoàn và phục vụ
” (số 213).

Với ngài, “Lời rao giảng tiên khởi
(kerygma)
” có một vị trí quan trọng và bất khả thay thế trong việc huấn luyện
đức tin Kitô giáo, nói chung, và trong việc huấn luyện giới trẻ,
nói riêng. Ngài viết: “…sẽ là một
sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng trong Mục Vụ Giới Trẻ “Lời rao giảng tiên khởi
(kerygma)” nên nhường chỗ cho một sự huấn luyện được cho là vững chắc hơn

(số 214). Trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng”,
Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng của Lời rao giảng tiên khởi như sau:

Lời loan báo tiên khởi mang tính Ba
Ngôi. Lửa của Chúa Thánh Thần được ban cho dưới dạng các cái lưỡi và giúp chúng
ta tin vào Đức Kitô, Đấng nhờ sự chết và sống lại của Ngài, mặc khải và thông
truyền cho chúng ta lòng thương xót vô biên của Cha
”(EG số 164).

Điều này “diễn tả tình thương cứu độ của
Thiên Chúa
” (EG số 165). Do đó, Kerygma là
sứ điệp có khả năng đáp lại khát vọng về
sự vô biên luôn nằm trong trái tim mỗi người
” (EG số 165), trong đó, có cả
những người trẻ hôm nay. Vì thế, Đức Thánh Cha tái khẳng định điều đã được nói
đến trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng,
tất cả sự huấn luyện đức tin Kitô giáo
trước hết là việc đi sâu vào Lời rao giảng tiên khởi và làm cho nó ngày càng đi
sâu hơn và tốt hơn trong cuộc sống chúng ta
” (EG số 214; CV số 214).

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta đừng dừng lại việc đào sâu Kerygma “bằng loại hình tuyên truyền có tính giáo điều
(x. số 214). Ngài nhấn mạnh rằng, “Đừng quá
lo lắng truyền đạt thật nhiều nội dung giáo thuyết, nhưng trước hết, hãy cố
đánh thức và giúp các bạn (trẻ) đào sâu những kinh nghiệm tuyệt vời có sức
nâng đỡ đời sống Kitô hữu
” (số 212). Ngài cũng không quên nhắn nhủ, “hãy tạo điều kiện để (các bạn trẻ) gặp gỡ
Chúa Giêsu, Đấng đã chạm đến trái tim họ
” (số 212). Gặp gỡ Chúa Giêsu qua
việc “chia sẻ chứng từ, các bài hát, giờ
chầu, suy niệm Lời Chúa, và thậm chí là sử dụng các mạng xã hội cách khôn ngoan

(số 214). Những cách thức như thế hẳn sẽ hấp dẫn các bạn trẻ hơn là việc chỉ thụ
động lắng nghe những bài thuyết giáo nặng nề, vì các bạn trẻ có cơ hội nói lên
tâm tình của mình, chia sẻ với nhau những cảm nhận, những suy nghĩ cá nhân về đời
sống đức tin, đặc biệt, có thể thưa chuyện với Chúa cách thân mật, gần gũi
trong bầu khí của yêu thương. 

Cùng với việc mời gọi phải tạo điều kiện để các bạn trẻ đi sâu hơn vào Lời rao giảng tiên khởi, Đức Thánh Cha
không quên gợi mở trục thứ hai trong hành trình lớn lên trong Chúa Kitô mà các
bạn trẻ cần được hướng dẫn, đó là “triển
nở trong tình huynh đệ
” (số 215).

Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng[6]khi phân tích về giới răn mới mà Chúa Giêsu
đã ban cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly, “Đây
là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em

(Ga 15,12), Đức Thánh Cha cho biết, giới
răn này là trọng nhất trong các giới răn
 vì xác định rõ ràng nhất căn
tính người môn đệ của Chúa: “Mọi người sẽ
nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau
” (Ga
13,35). Đàng khác, ngài còn cho rằng, theo các tác giả Tân Ước, tâm điểm của sứ
điệp luân lý của Tin Mừng chính là tình yêu đối với tha nhân: “ai yêu thương thì đã chu toàn Lề Luật… yêu
thương là chu toàn Lề Luật vậy
” (Rm 13,8.10). Hơn nữa, “giới răn yêu thương không chỉ thu tóm lề luật
mà còn là tâm điểm và mục đích của lề luật
”, là cuộc đời của người kitô hữu,
một cuộc đời được thánh Phaolô mô tả như một hành trình tăng trưởng trong đức
ái.

Vì thế, Đức Thánh Cha xác quyết, “nếu
tình huynh đệ là “điều răn mới” (Ga 13,34), “là sự chu toàn Lề Luật” (Rm 13,10)
và là cách tốt nhất để thực hiện tình yêu đối với Thiên Chúa, thì nó phải chiếm
một vị trí chính yếu trong chương trình đào tạo và thăng tiến người trẻ
” (số
215). Vậy nên, ngài nhắc nhở, thay vì, đưa ra những bài thuyết giáo về đời sống
luân lý như: “sự dữ trong thế giới ngày
nay, về đức khiết tịnh, về hôn nhân, về kiểm soát sinh sản và các chủ đề khác

thì hãy “kết hợp rõ ràng với những phương
tiện và nguồn lực khác nhau để giúp người trẻ triển nở trong tình huynh đệ, sống như
anh em với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng cộng đoàn, phục vụ người khác,
gần gũi với người nghèo
” (số 214). Đây rõ ràng là những gợi ý cho các
chương trình Mục vụ Giới trẻ, cần biết quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế những
hành động cụ thể, thiết thực; cần để người trẻ tiếp cận với luân lý Kitô
giáo qua những thực hành bác ái với tha nhân, qua việc “đi ra” khỏi sự bảo đảm và tiện nghi của
bản thân để đến với người khác, đặc biệt, đến với những người nghèo để phục
vụ, giúp đỡ, qua việc “đứng lên” để dấn thân góp phần xây dựng cộng đoàn
theo tinh thần Tin Mừng.

Tóm lại, “bất cứ dự án giáo dục hay
chương trình thăng tiến nào cho người trẻ chắc chắn cũng phải bao gồm việc
đào tạo giáo lý và luân lý
” (số 213), nhưng đừng lý thuyết hóa
giáo lý và luân lý của Giáo Hội mà hãy thực hành hóa, hay hành động hóa những
kiến thức đó bằng cách tạo thêm những cơ hội thuận lợi để người trẻ gặp gỡ được
Chúa và gặp gỡ được người khác.

III. Các môi trường phù hợp.

Từ thực trạng nhiều người trẻ cảm thấy bị bỏ rơi khi
không được quan tâm, cảm thấy bị “mồ côi
khi lạc lõng trong các mối tương quan với người thân, cảm thấy bị trốc gốc khi phải kế thừa những ước mơ thất bại từ cha mẹ, khi phải đối diện với những giấc mơ bị thiêu rụi bởi sự bất công,
bạo lực xã hội và ích kỷ
, Đức Thánh Cha thấy thật cần thiết, ngay trong lúc
này, “chúng ta phải tạo ra một môi trường
hấp dẫn và đầy tình huynh đệ, nơi đó, người trẻ có thể sống có định hướng

(số 216). Ngài cho rằng: “các tổ chức của
chúng ta cần tạo cho người trẻ không gian của riêng họ…, để họ cảm thấy được
đón tiếp và có thể đi lại tự nhiên và tin cậy để gặp gỡ những người trẻ khác

(số 218). Nói cách khác, ngài mời gọi chúng ta tạo ra các môi trường phù hợp
cho các bạn trẻ.

1. Một môi trường đậm tình gia đình (x. số
217)

Đức Thánh Cha dùng hình ảnh “dựng
nhà” là dựng một “gia đình”
 để nói lên đặc tính đầu tiên của một môi
trường phù hợp với người trẻ mà Giáo Hội cần phải tạo nên. Các nghị phụ cũng
cho rằng “Giáo Hội phải trở nên một
ngôi nhà đầy tình yêu thương
[7]. Trong sứ điệp gửi cho giới trẻ Việt Nam dịp Đại
Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Miền Bắc vào tháng 11 năm 2019, Đức Thánh Cha lưu ý các
người trẻ: “Hơn nữa, là những người đã chịu
Phép Rửa, các con được thừa hưởng một căn nhà khác lớn hơn, đó là Giáo Hội. Giáo Hội là một ngôi nhà. Là ngôi
nhà của các con.
” Ngôi nhà đó không chỉ là một nơi để lưu trú, nhưng còn là
nơi để mọi người nhận ra mình thuộc về một gia đình, gia đình con cái Thiên
Chúa.

Để ở nơi môi trường đậm tình gia đình này, các người trẻ học cảm nhận mình được liên kết với người
khác qua một mối quan hệ liên đới vượt trên sự thực dụng hay sứ vụ, cảm nhận được
đời sống của mình đượm “tình người” hơn
, cũng như, tạo lập những mối dây liên kết bằng những
hành động hằng ngày đơn giản ai cũng làm được
. Nhờ đó, cuộc đời của bạn trẻ bớt lạnh lẽo, bớt thờ ơ và vô danh, là
tình trạng mà chúng ta vẫn thường chứng kiến nơi các gia đình hiện đại.Theo đó,
người trẻ ít được quan tâm vì cha mẹ phải lo toan đến cơm áo gạo tiền; người trẻ
ít có cơ hội tương tác với người xung quanh vì chỉ đóng khung môi trường sống của
mình trong phòng riêng, trong lớp học; người trẻ lạ lẫm với tình người vì tiếp
cận thường xuyên trong một thế giới ảo được tạo nên bởi công nghệ máy móc…

Tuy nhiên, để có được một môi trường đậm tình gia đình, Đức Thánh Cha nhắc
nhở, một mái nhà, như chúng ta biết
rất rõ, cần được chung tay dựng xây
. Ngài còn nhấn mạnh, không ai được phép thờ ơ hay đứng ngoài
cuộc, vì mỗi người là một viên đá cần thiết để xây nên ngôi nhà ấy
. Như thế,
điều này không là ngoại lệ với bất cứ ai. Nói cách khác, mọi người, không chỉ
riêng người trẻ, đều phải ý thức về trách nhiệm của mình, về sự góp phần của
mình trong việc xây dựng ngôi nhà này, trong việc xây dựng môi trường đậm tình
gia đình này.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha không quên mời gọi hết thảy chúng ta, những người con của
Giáo Hội, hãy xin Chúa ban ơn. Gia đình Giáo Hội là gia đình con cái Thiên
Chúa, nên thật hợp lẽ khi chúng ta nhận thức được vai trò gia chủ của Chúa. Hơn
nữa, với ơn Chúa, chúng ta cảm nhận
được sự tái sinh
, và với bàn tay
chăm sóc quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể ước mơ về một thế
giới đầy tình người hơn
. Ngoài ra, chỉ nhờ ơn Chúa, chúng ta học biết kiên nhẫn, học biết tha thứ lẫn
nhau, và bắt đầu lại mỗi ngày
, là những điều cần thiết để kiến tạo những mối liên kết vững chắc,
cụ thể, là mối liên kết của những người thuộc về một gia đình.

2. Một môi trường đậm tình bằng hữu (số
218)

Đối với người trẻ,
một môi trường đậm tình gia đình là cần thiết nhưng vẫn chưa thật đầy đủ. Họ
mong muốn có một không gian cảm thấy
được đón tiếp và có thể đi lại tự nhiên
, một không gian tin cậy để gặp gỡ những người trẻ khác khi
đau khổ chán chường, hay khi vui mừng hân hoan
. Khi đề cập đến điều này, Đức
Thánh Cha muốn chúng ta quan tâm nhiều đến một không gian cụ thể, đến một
nơi chốn rõ ràng dành cho người trẻ, cũng như quan tâm đến thái độ ân cần
của tấm lòng mục tử.

Về nơi chốn dành cho người trẻ, Đức Thánh Cha chia sẻ: “những nơi như thế đã được thực hiện ở một số nhà thờ có các nhà sinh hoạt
và các trung tâm dành cho người trẻ
”. Mục đích của những nơi chốn như thế
không gì hơn là tạo cho người trẻ một không gian để gặp gỡ Chúa qua các hoạt động cầu nguyện và suy niệm, hay chia sẻ Lời Chúa. Ngoài ra, đây còn là
không gian để người trẻ gặp gỡ nhau hầu có thể sống kinh nghiệm của tình bằng hữu, chia sẻ niềm say mê âm
nhạc, giải trí, thể thao..
. May mắn, không ít các giáo xứ
trong giáo phận cũng có những nhà sinh hoạt nhằm phục vụ các đoàn thể.
Nhiều giáo xứ do nhiều điều kiện, nhiều hoàn cảnh khác nhau chưa có nhà sinh hoạt
thì các cha xứ tận dụng những không gian khả dĩ để tạo nên những nơi chốn giúp
mọi người có thể gặp gỡ và tổ chức các hoạt động liên quan đến đời sống đức
tin. Tuy nhiên, các nhà sinh hoạt hiện nay vẫn chưa phát huy hết các công năng
của chúng. Hay nói rõ hơn, các nhà sinh hoạt thường được sử dụng cho các lớp
giáo lý, cho các buổi hội họp của các đoàn thể nhưng lại ít có những hoạt
động dành cho người trẻ. Hoặc nếu có, số lượng người trẻ tham gia cũng giới
hạn. Có lẽ, có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc hẳn có một nguyên nhân cần xét tới
là người trẻ chưa nhận ra nơi đó dành cho mình.

Vì vậy, một yếu tố không kém phần quan trọng được Đức Thánh Cha gợi ra, đó là
khung cảnh của không gian này cần thiết phải có sự thân thiện. Thân thiện qua
thái độ tiếp đón của chúng ta. Thân thiện qua một không gian luôn mở rộng cửa.
Thân thiện qua việc các người trẻ có thể tới lui, gặp gỡ, tổ chức các sự kiện
mà không phải bận tâm nhiều đến chi
phí
. Một sự thân thiện thật sự và đúng mức sẽ giúp người trẻ nhận ra các
nhà sinh hoạt của giáo xứ là ngôi nhà của mình, là nơi sống tình bằng hữu. Và khi đã xem đây là
ngôi nhà của mình, một ngôi nhà đậm tình thân thiện, người trẻ sẽ đến
và lưu lại thường xuyên hơn. Đây thật là cơ hội quý báu để tạo nên sự gặp gỡ giữa
Giáo Hội với người trẻ, giữa giáo xứ với người trẻ, giữa chủ chăn với người trẻ.
Tông huấn cho rằng, bằng cách đó,
chúng ta mở đường cho việc loan báo sứ điệp Tin Mừng thiết yếu qua sự tiếp
xúc cá nhân, là cách mà không một phương thế mục vụ nào có thể thay thế được
.

3. Một môi trường để học hỏi và thăng tiến

Một khi người trẻ sẵn sàng và thường xuyên lui tới các nhà sinh hoạt của
các giáo xứ, họ không chỉ sẽ dễ dàng mở lòng để đến với Chúa Kitô nơi Thánh Lễ,
mà còn dễ dàng mở lòng để thiết lập những tình bạn cùng niềm tin, cùng sở
thích, cùng sự quan tâm. Như thế, họ sẽ có dịp trao đổi và chia sẻ với nhau để
cùng hoàn thiện bản thân. Vậy nên, có thể nói rằng môi trường Giáo Hội tạo nên
cho người trẻ cũng đồng thời là môi trường để học hỏi và thăng tiến, vừa trong
đời sống đức tin, vừa trong đời sống nhân bản.

Trong Tông huấn, Đức Thánh Cha nhắc đến các nhóm mang tính cơ cấu ít nhiều (x.
số 219). Và khi đề cập đến nhóm cơ cấu, chúng ta đề cập đến những nhóm có tổ chức,
có mục đích, có hoạt động cụ thể. Hơn nữa, nhóm có nhiều loại hình khác nhau:
nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm hoạt động, nhóm bạn hữu, nhóm hội thảo… Nhờ sự hiện
diện của nhóm, “cá nhân không còn sống
đơn độc mà phải sinh hoạt với những người xung quanh
[8]. Và do đó, “ảnh
hưởng của những người xung quanh sẽ một phần lớn tạo thành cá tính con người…
và sự phát triển con người
[9].

Vậy nên, Đức Thánh Cha cho rằng, với việc hình thành các nhóm như thế, những kỹ
năng xã hội và tương giao của người trẻ sẽ được củng cố. Thật vậy, một trong những
vấn đề mà người trẻ Việt Nam ngày nay đang đối diện là sự hạn chế trong các kỹ
năng xã hội và giao tiếp. Một bài viết trên website tuoitrephuyen.vn nhận định:
Một trong những hạn chế của thanh thiếu
niên Việt Nam là: có thể các em rất giỏi kiến thức xã hội, giỏi các môn tự
nhiên nhưng khi được giao việc cụ thể; tham gia tranh luận một số vấn đề thì trở
nên lúng túng.
[10] Họ lúng túng vì thiếu các kỹ năng xã hội và
giao tiếp. Bài viết cũng cho biết, làm việc nhóm, sinh hoạt nhóm là yếu tố cần
thiết để cung cấp những kỹ năng này. Vì lẽ, “nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp
[11]nên người trẻ sẽ học biết chia sẻ, biết lắng
nghe, biết hợp tác, biết tôn trọng người khác. Những kỹ năng này sẽ giúp người
trẻ xây dựng được mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè và những người xung
quanh.

Cách riêng, đối với nhóm trẻ Công giáo, Đức Thánh Cha chia sẻ: “Kinh nghiệm nhóm cũng là một thuận lợi rất lớn
để chia sẻ đức tin và giúp nhau làm chứng
” (số 219). Trước hết,
vì “nhóm thường được hình thành do một
hoàn cảnh cụ thể, và hoàn cảnh này thiết lập đồng thời ảnh hưởng trên các mối
tương quan giữa các thành viên với nhau
[12], do đó, một nhóm trẻ cùng quy tụ lại với
nhau với mục đích hoạt động đức tin thì sẽ quy tụ những người cùng một niềm tin
nên có cơ hội vừa sống niềm tin của mình, lại vừa chia sẻ niềm tin của mình cho
các thành viên khác trong nhóm. Lại nữa, vì “nhóm là tập hợp của những người theo đuổi một mục tiêu chung, liên kết
với nhau trong cùng một công việc và hợp lực để theo đuổi công việc ấy
[13]; vậy nên, khi những bạn trẻ Công giáo cùng quy tụ
với nhau thường hướng đến việc sống đức tin bằng những hoạt động cụ thể như: phục
vụ, từ thiện…, sẽ làm cho đức tin được vững vàng hơn, đức tin thăng tiến nhờ đức ái. Và qua
đó, họ sẽ cùng nhau làm chứng cho niềm tin của mình giữa xã hội. Vì thế, Đức
Thánh Cha cho rằng, người trẻ có khả
năng dẫn dắt người trẻ khác và sống đời Tông đồ đích thực giữa những người bạn
của mình
 (số 219). Nói rõ hơn, họ lớn lên mỗi ngày trong Đức Kitô.

IV. Mục vụ giới trẻ trong môi trường giáo dục

Trong phần tiếp
theo từ số 221-223 của Tông huấn, Đức Thánh Cha đề cập đến môi trường giáo dục,
cụ thể là trường học, vì đây là môi
trường thuận tiện để tiếp cận thiếu nhi và người trẻ
. Ngài nhận định rằng:
trường học là nơi ưu việt để phát triển
con người
” (số 221), và “trường học
Công giáo vẫn là nơi chính yếu để loan báo Tin Mừng cho người trẻ
” (số
222). Vì thế, ngài đưa ra một số chỉ dẫn về giáo dục, nói chung, và về học đường,
nói riêng, cùng với một số vấn đề liên quan hầu giúp giáo dục luôn luôn đi đúng
hướng và thực hiện đúng vai trò của mình.

1. Mục đích của giáo dục: 

  Giúp người
trẻ trở thành một con người mạnh mẽ, thống nhất, chủ động, và có khả năng cống
hiến (số 221).

  Giúp người
trẻ biết chất vấn, ngăn ngừa người trẻ không bị u mê bởi cái tầm thường, thúc đẩy
người trẻ tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời (số 223).

2. Nội dung của giáo dục:

Trong khi giáo dục
xã hội lưu tâm quá nhiều đến đào tạo về văn hóa cho người trẻ đến nỗi chỉ hướng
người trẻ đến những lối sống tầm
thường phù phiếm, những thành công rẻ tiền, hạ giá sự hy sinh, và một giáo
dục đem lại hiệu quả tức thời 
theo kiểu “mì ăn liền”, Đức Thánh Cha lại mời gọi chúng ta không thể tách rời việc giáo dục
tâm tinh ra khỏi đào tạo văn hóa
 (số 223). Ngài nói rằng, đó là quyền
lợi mà người trẻ đáng được hưởng. Theo đó, tri thức nhân văn và phát triển nhân bản cần đi đôi với nhau
nhằm bảo vệ sự khôn ngoan. Đồng
thời, cùng với sự hỗ trợ của đời sống tâm linh, người trẻ mới có đủ nghị lực, sức
mạnh để không bị lung lạc bởi những
thứ quyến rũ tràn ngập ngày nay làm xao lãng khỏi cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc
đời
. Lại nữa, nhờ đó, người trẻ vượt thắng được những trào lưu tiêu thụ về văn hóa đang làm tê liệt xã hội bằng những chọn lựa năng
động và quyết liệt, bằng sự tìm tòi, hiểu biết và chia sẻ
.

3. Những điều cần xem xét

a. Khi nhìn lại
các hoạt động giáo dục trong các trường học của Giáo Hội, Đức Thánh Cha đưa ra
một vài tồn tại để giúp nhận biết, khắc phục và hoàn thiện các hoạt động mục vụ.
Cụ thể (số 221):

  Nhiều trường thường
tập chú vào một kiểu giáo dục đức tin nào đó ít có khả năng khơi dậy những kinh
nghiệm đức tin lâu bền.

  Một số trường dường
như được tổ chức chỉ để bảo tồn chính mình: sợ thay đổi. Thậm chí, nhiều trường
học trở nên “hầm trú ẩn” bao bọc các học sinh tránh xa những sai lầm “từ bên
ngoài”.

b. Điều này dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc (số  221):

  Học sinh cảm thấy
có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ học được và thế giới họ đang sống.

  Những gì họ được
dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống
đỡ trước một thế giới chế nhạo chúng.

  Người trẻ không
được học cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững được giữa nhịp sống
vội vã của xã hội.

c. Những điều các
trường học cần thực hiện (số 222):

  Sẵn sàng canh tân
và phục hưng các trường học và đại học theo hướng “mở ra” truyền giáo.

  Đối thoại ở mọi cấp
bậc, các phương thức liên ngành và xuyên ngành.

  Cổ võ nền văn hóa
gặp gỡ.

  Khẩn thiết tạo lập
các mạng lưới“bằng cách mở ra bên ngoài
và nhằm để đề nghị những giải đáp “cụ thể” cho “những vấn đề của nhân loại”
[14].

  Lựa chọn phục vụ
những người thấp kém nhất, những người bị xã hội bỏ rơi.

  Tăng khả năng hội
nhập kiến thức của trí óc với con tim và đôi tay.

V. Những lĩnh vực cần được phát triển

Với mong muốn
Phúc âm hóa người trẻ trong mọi cơ hội có thể, hay nói đúng hơn, Đức Thánh Cha
mong muốn Giáo Hội cùng đi vào những lãnh vực khác nhau, đạo cũng như đời, có sự
tham gia của người trẻ để giúp người trẻ nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô, Đấng
đang sống và gặp gỡ Ngài. Chắc chắn những lãnh vực này sẽ góp phần không nhỏ
làm cho những hoạt động mục vụ giới trẻ được phong phú hơn.

1. Đời sống nội tâm (số 224)

Đức Thánh Cha nhận biết có nhiều
người trẻ đã học biết cảm nếm sự thinh lặng và sống thân mật với Chúa
.
Không những thế, ngày càng có nhiều
nhóm trẻ tập hợp để tôn thờ Thánh Thể và cầu nguyện dựa trên Lời Chúa
. Đây
thật sự là một tin vui cho những ai đang đồng hành với người trẻ. Bởi lẽ, thông
thường khi nói đến người trẻ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một không gian với những
hoạt động náo nhiệt. Tuy nhiên, theo lời chia sẻ của Cha Phaolô Nguyễn Thái Sơn
SJ., đặc trách linh thao cho sinh viên và giới trẻ, trong bài phỏng vấn đăng
trên Vatican News ngày 09/12/2019, có khoảng từ 1.000 đến 1.500 số người trẻ
tham dự, bao gồm học sinh lớp 12, sinh viên, và giới trẻ
[15]. Hoặc như trang thông tin của Cầu nguyện Taize[16] cho biết, một số đông người trẻ từ khắp nơi
trên thế giới được tiếp đón tại Taizé để gặp gỡ nhau và cầu nguyện với nhau,
đôi khi có cùng một thời điểm sự quy tụ lên đến hơn 5.000 người. Và còn nhiều
con số biết nói khác để cho thấy giữa những vồn vã của xã hội, tự trong sâu thẳm
của tâm hồn, người trẻ vẫn yêu thích sự thinh lặng, yêu thích đời sống cầu nguyện,
người trẻ vẫn khao khát được gặp gỡ Thiên Chúa. Vậy nên, Đức Thánh Cha gợi ý: “chỉ cần tìm ra cách thức và kiểu mẫu thích hợp
để giúp họ dấn thân vào kinh nghiệm quý giá này
”. Theo ý hướng này, thiển
nghĩ, nếu chúng ta sử dụng “Ý Lực Sống”, những câu Lời Chúa trích từ bài Tin Mừng
Chúa Nhật hàng tuần đã được dệt nhạc và đang được phổ biến trong giáo phận, để
giúp người trẻ cầu nguyện, thì đó cũng là cách cầu nguyện cần được nghiên cứu
và lan rộng.

Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha dùng lời của các nghị phụ trong số 51 của Văn kiện kết
thúc THĐGM lần thứ XV để nhắc chúng ta không ngừng quan tâm đến phụng vụ.
Theo đó, trong nhiều bối cảnh,
giới trẻ Công giáo mong muốn có được một đường lối phụng vụ mới mẻ, đích thực
và vui tươi, đem đến cho họ những giờ phút cầu nguyện và những buổi cử hành bí
tích có thể lay động đời sống thường ngày
. Khi nói như thế, chúng ta đừng vội
vàng nghĩ rằng Đức Thánh Cha cùng các nghị phụ muốn thay đổi phụng vụ. Nhưng
theo như cách trình bày của các nghị phụ tại THĐGM thì ở một số nơi, việc tham
dự các cử hành bí tích và Thánh Lễ Chúa Nhật “bị coi là giới luật đạo đức hơn là một cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Phục
Sinh và cộng đồng
[17]. Điều đó làm cho phụng vụ trở nên thiếu sức sống,
thiếu hấp dẫn với tâm thức của người trẻ. Do đó, các nghị phụ đề nghị cần phải
giáo dục để người trẻ sống cuộc cử hành theo chiều sâu và bước vào sự
phong phú của Mầu Nhiệm
[18]. Vậy nên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “thật quan trọng nếu biết quý trọng những
thời nhịp mạnh nhất của năm phụng vụ, đặc biệt là Tuần Thánh, lễ Chúa Thánh Thần
hiện xuống, và Giáng Sinh
”. Nói cách khác, chúng ta cần giúp người trẻ sống kinh nghiệm niềm vui đức tin trong
các cử hành phụng vụ của Hội Thánh.

2. Các hoạt động mang tính phục vụ (số 225)

Trong xã hội, nhiều hoạt động giúp ích tha nhân thu hút sự tham gia của
nhiều người trẻ. Họ hăng hái giúp các thí sinh đại học đến các trường thi trong
các dịp “tiếp sức mùa thi”. Họ sẵn
sàng hy sinh thời gian, công sức để thực hiện các chiến dịch “mùa hè xanh” tại các vùng núi, vùng quê.
Họ nhiệt tình tham gia chương trình hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh
nhân,… Có thể khẳng định, người trẻ luôn yêu thích và không ngại dấn thân
trong các hoạt động mang tính phục vụ tha nhân, phục vụ cộng đồng. Đức Thánh
Cha cũng có nhận xét như thế khi nói rằng, nhiều người trẻ được lôi cuốn bởi các cơ hội giúp đỡ người khác, nhất
là trẻ em và người nghèo
.

Vậy nên, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta cần quan tâm đến lãnh vực này trong các
hoạt động mục vụ dành cho người trẻ. Vì lẽ, những việc phục vụ của người Kitô hữu là một cơ hội ưu việt để người trẻ
phát triển và mở ra đón nhận ơn huệ đức tin và đức ái do Chúa ban
. Hơn nữa,
ngài cho biết, thường việc phục vụ
này là bước đầu tiên để khám phá và tái khám phá đời sống Kitô hữu và Hội Thánh
.
Do đó, những việc phục vụ thật cần thiết để người trẻ có cơ hội bắt đầu lại mỗi ngày trong đời sống
đức tin. Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng, được tham gia tích cực vào các
hoạt động giúp ích tha nhân chính là yêu cầu của người trẻ. Nói cách khác, bên
cạnh việc đón nhận những chương trình huấn luyện giáo lý và thiêng liêng đôi
khi đem lại sự mệt mỏi, người trẻ mong muốn được phục vụ những người mà Đức
Thánh Cha gọi là “những người bạn đang chết
bên trong, những người đau khổ hoặc mất đức tin và niềm hy vọng
[19].

3. Các hoạt động gắn liền với đời sống
người trẻ

Người trẻ còn
quan tâm và tham gia vào nhiều hoạt động khác mang đầy ý nghĩa lành mạnh và
nhân văn: nghệ thuật, thể thao, và khám phá thiên nhiên. Các hoạt động này làm
phong phú thời gian của tuổi trẻ và, đồng thời, còn góp phần kết dệt nên những
phẩm tính tốt đẹp nơi người trẻ nếu được hướng dẫn. Do đó, Đức Thánh Cha nhắc
nhở chúng ta không thể quên các
hoạt động đó trong các chương trình hoạt động mục vụ giới trẻ.

a. Diễn tả nghệ
thuật (số 226)

Theo cách nhìn của các nghị phụ THĐGM lần thứ XV, các loại hình nghệ
thuật là tài năng mà người trẻ đã nhận được và không ít người trẻ đã phát huy
tính chân-thiện-mỹ ở nơi các loại hình nghệ thuật đó để lớn lên trong nhân loại
và trong tương quan với Thiên Chúa
[20]. Những loại hình này bao gồm: kịch nghệ, hội họa,
âm nhạc…

Riêng Đức Thánh Cha, ngài quan tâm nhiều đến âm nhạc vì ngài nhận thấy tầm quan trọng của âm nhạc vô cùng đặc biệt.
Ngài còn cho biết thêm âm nhạc là một
loại ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và căn tính
 mà giới trẻ thường xuyên ngụp lặn trong đó.
Một nữ tu có kinh nghiệm lâu năm trong việc giáo dục và đồng hành với người trẻ
đã ngạc nhiên khi đọc thấy tin tức trên Tuổi Trẻ ngày 15/4/2012, hàng
chục ngàn người trẻ Sài Gòn đến với dạ hội âm nhạc SoundFest ở sân đua ngựa Phú
Thọ để la – hét –khóc – cười với những ngôi sao ca nhạc kéo dài suốt chín giờ
liền
[21]. Hoặc mới nhất là sự hiện hàng ngàn người trẻ “cháy hết mình” trong chương trình âm nhạc
mang tên “2020 K-Pop Super Concert” vào tối 11/1/2020, tại sân vận động quốc
gia Mỹ Đình. Âm nhạc có sức thu hút đặc biệt đối với người trẻ.

Qua đó, Đức Thánh Cha nhận ra rằng, ngôn
ngữ âm nhạc cũng là một lợi ích cho mục vụ, đặc biệt cho phụng vụ và canh
tân phụng vụ
. Nói cách khác, ca
hát có thể là một lực đẩy quan trọng đối với người trẻ khi họ đi trên đường trần
thế
, giúp họ tiến bước trong
nhân đức, trong đức tin chính trực và những việc làm thiện lương
. Điều này
có nghĩa là đừng để âm nhạc khiến cho người trẻ dừng lại trong tư thế của người
hưởng thụ, trong sự biếng nhác và làm xao lãng những bổn phận và trách nhiệm đối
với cuộc sống, nhưng hãy giúp người trẻ biết ca hát và biết bước tới. Nói rõ hơn, hãy dùng âm nhạc để đi vào thế
giới của người trẻ và cùng với âm nhạc hãy giúp người trẻ bước đi trong ân sủng,
hướng tới sự tự do của con cái Thiên Chúa.

b. Thể thao (số
227)

Bên cạnh âm nhạc,
người trẻ còn yêu thích việc rèn luyện thể thao. Có lẽ không cần dẫn chứng về
điều đó. Tuy nhiên, với xã hội đậm màu sắc hưởng thụ và quá đề cao vật chất, thể
thao mất đi những nét đẹp vốn có, đồng thời mặc lấy những thái độ tiêu cực.
Nhìn vào hiện tượng những người trẻ ăn mừng các cuộc chiến thắng của đội tuyển
bóng đá, chúng ta nhận thấy khuynh hướng sùng bái vô địch thể hiện cách rõ ràng. Không dừng ở đó, nhiều
cuộc đấu mang nặng mùi tiền bạc, và nhằm phục vụ cho thương mại với những vụ cá độ, bán độ. Hoặc, vì muốn thành công bằng mọi giá nên không
ít cầu thủ không ngại “unfairplay”.
Những thái độ như thế, ít nhiều, len lỏi vào đời sống người trẻ.

Do đó, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo Hội
không được đánh giá thấp những tiềm năng của thể thao trong lãnh vực giáo dục
và đào tạo, và phải cương quyết luôn hiện diện trong môi trường này
. Nói
khác đi, qua thực hành thể thao chúng ta hãy đào luyện những điều tốt đẹp cho
người trẻ để họ đón nhận hồng ân của Chúa và sống cách nhân văn hơn, tình người
hơn.

Muốn thế, Đức Thánh Cha gợi ý, chúng ta cần phải giúp người trẻ đi sâu vào tâm
điểm của kinh nghiệm thể thao là niềm
vui: niềm vui được vận động, niềm vui quy tụ với nhau, niềm vui sống và đón nhận
những quà tặng mà Đấng Tạo Hóa ban cho ta mỗi ngày
. Dựa vào lời các giáo phụ,
Đức Thánh Cha nêu lên mục đích khác của thể thao, đó là để mời gọi người trẻ phát triển sức mạnh và
vượt qua sự chây lười hoặc nhàn rỗi
. Không dừng ở đó, Đức Thánh Cha trích dẫn
thánh Basiliô Cả để cung cấp thêm cho chúng ta một mục đích nữa của thể thao,
đó là, thực hành thể thao giúp rèn luyện sự hy sinh xét như một phương thế rất cần thiết để người ta lớn lên về
mặt nhân đức
. Và như thế, các hoạt động thể thao không chỉ đem lại những lợi
ích trên phương diện đời sống con người nhưng còn hướng đời sống đó đến việc
thăng tiến mỗi ngày trên đường nhân đức, trên đường nên thánh.

c. Thiên nhiên (số
228)

Một trong những xu hướng thu hút giới trẻ Việt Nam ngày nay là hình thức
phượt. Có thể có nhiều định nghĩa và cách nhìn cũng như quan niệm khác nhau về
loại hình này, tích cực cũng như tiêu cực. Tuy nhiên, theo tổng hợp của website
mytour.vn, phượt là hình du lịch mang
tính khám phá những vùng đất, tiếp cận những cảnh đẹp thiên nhiên, đang lan rộng
và phổ biến nơi những người trẻ. Cảm nghiệm của người trẻ: “bạn có thể chạm vào từng cành cây ngọn cỏ
ven đường, cảm nhận được sự chuyển mình của cảnh vật, ngắm nhìn trời mây, hít
thở hương thơm của cây cỏ, khí trời; hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận
bằng mọi giác quan.
” Đó phải chăng chính là một lối tiếp cận với thiên
nhiên mà người trẻ đang thể hiện? Đó phải chăng là điều mà Đức Thánh Cha muốn
nói khi đưa ra nhận xét: “Thiên nhiên đặc
biệt hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ thanh thiếu niên
”? Xu hướng này ngày càng được
nhiều người trẻ đón nhận và tham gia.

Nhờ tiếp cận với thiên nhiên, người trẻ “nhạy
cảm với việc bảo vệ môi trường
”. Trong thông điệp Laudato Si’, Đức Thánh Cha đưa ra cảm nhận tương tự khi nói: “các bạn trẻ có một sự nhạy cảm sinh thái mới
và một tinh thần quảng đại, một số bạn trẻ đang thực hiện những nỗ lực đáng nể
để bảo vệ môi trường
” (số 209). Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được người
trẻ hưởng ứng, và tham gia trong đó phải kể đến chương trình “Sống Xanh”, “Hành Trình Xanh”…, nhằm cổ võ đời sống thân thiện với môi trường
và thiên nhiên. Vậy nên, Đức Thánh Cha khuyến khích: “tổ chức những ngày sống giữa thiên nhiên, cắm trại, đi bộ, thám hiểm và
các chiến dịch cải thiện môi trường
” mà phong trào hướng đạo và một số nhóm
khác đang nỗ lực cộng tác thực hiện.

Ngoài ra, trong Laudato Si’, Đức
Thánh Cha còn gợi ý thêm, vì người trẻ đã
trưởng thành trong một bối cảnh tiêu thụ cực độ và sung túc làm cho họ khó phát
huy được những thói quen khác biệt
 (số 209). Do đó, Đức Thánh Cha lưu
ý, cần thiết phải có những chương trình giáo dục về sinh thái, về môi trường
cho người trẻ trong các môi trường khác nhau: trong gia đình, trường học,
trên truyền thông và ngay cả trong bài giáo lý (x. LS số 213). Vì lẽ, nền giáo dục tốt khi còn trẻ sẽ gieo những hạt
giống và tiếp tục sinh hoa trái trong suốt cuộc đời
[22].

Không chỉ nhận ra những lợi ích tự nhiên mà việc tiếp cận với thiên nhiên đem lại
cho người trẻ, Đức Thánh Cha còn nhận thấy ở nơi đó cả một lộ trình huấn luyện sống tình huynh đệ
phổ quát và cầu nguyện chiêm niệm
. Thật hữu ích nếu chúng ta biết dùng
chính việc tiếp cận thiên nhiên để có những kế hoạch giúp nuôi dưỡng tình huynh đệ tuyệt vời với tất cả công trình tạo dựng
[23] của Thiên Chúa trong đời sống người trẻ. Nhờ
đó, người trẻ biết trân trọng mỗi người,
mỗi sự vật
. Đàng khác, với việc đưa người trẻ tiếp xúc với thiên nhiên,
chúng ta giúp họ nhận ra rằng, Thiên
Chúa đã tạo nên thế giới
, tạo nên thiên nhiên, và rằng Đức Kitô đã tháp nhập thế giới vật chất này
vào bản thân Ngài và bây giờ đã phục sinh, Ngài hiện diện thiết thân trong
mỗi hữu thể, bao bọc nó bằng tình thương của Ngài
[24]. Một yếu tố rất cần thiết để người trẻ có thể cầu
nguyện ngay trong chính thiên nhiên mà họ đang chiêm ngắm. Thiên nhiên làm cho
người trẻ dễ dàng nâng tâm hồn lên với Chúa. Đây là tâm tình mà thánh Phanxicô
đã sống và trở nên mẫu gương cho hết thảy chúng ta và đã được Đức Thánh Cha nhắc
tới.

4. Khám phá sức mạnh từ ơn Chúa (số 229)

Đàng khác, Đức
Thánh Cha nhắc nhớ chúng ta rằng, một khi chúng ta mong muốn Phúc âm hóa người
trẻ, chúng ta không thể không giúp người trẻ nhận ra những ơn huệ của Chúa ban tặng luôn hợp thời. Vì lẽ, những ơn ấy có một sức mạnh siêu vượt trên mọi
thời đại và mọi hoàn cảnh
 và Chúa luôn sẵn sàng ban cho những ai biết
chạy đến kín múc, biết mở lòng ra đón nhận. Biết bao nhiêu người trẻ đã được
nâng đỡ bởi sức mạnh của ơn Chúa để họ vượt qua những vấn đề bản thân, để có được
định hướng cho cuộc sống, và hơn nữa, để khám phá ơn gọi nên thánh của mình.

Kho tàng thiêng liêng vô tận đó đến từ chính Lời Chúa luôn sống động và hiệu nghiệm, đến từ chính sự hiện diện của Đức Kitô trong Thánh Thể
nuôi sống chúng ta
, đến từ chính sự tự do và sức mạnh mà 
tích Giải Tội mang lại
. Không những thế, kho tàng ấy còn được Hội Thánh gìn giữ trong chứng tá của
các thánh, và trong giáo huấn của các bậc thầy thế giá về linh đạo
. Đức
Thánh Cha đề nghị, chúng ta nhất thiết
cũng phải mời gọi người trẻ đến kín múc
, cũng như không được tước mất khỏi
người trẻ điều tốt lành tuyệt vời này. Và như thế, chương trình mục vụ giới trẻ
phải tạo điều kiện thuận lợi để người trẻ có thể dễ dàng đến với Lời Chúa, đến
với bí tích Thánh Thể, bí tích Giải Tội, cũng như trình bày cách khôn ngoan,
kiên nhẫn trong thời gian thích hợp những mẫu gương sống động từ các thánh và
các con đường tiến tới sự hoàn thiện Kitô giáo. Vì chúng ta xác tín vào lời
Chúa Giêsu, “Không có Thầy, anh em chẳng
làm gì được
” (Ga 15,5). Ơn Chúa vẫn luôn cần cho chúng ta, trong quá khứ,
trong hiện tại và chắc chắn trong cả tương lai. Điều này chúng ta phải chia sẻ
cho người trẻ được biết.

VI. Một mục vụ giới trẻ đại chúng

Một hướng mục vụ mới được mở ra trong các chương trình mục vụ giới trẻ
được Đức Thánh Cha nêu lên trong Tông huấn Chúa Kitô đang sống: Mục Vụ Giới Trẻ có tính “đại chúng” (“popular” youth ministry).Gọi đây là hướng
mục vụ mới, bởi lẽ, thông thường việc mục vụ giới trẻ sẽ hướng đến các bạn trẻ
Công giáo, các bạn trẻ “ưu tuyển” thường xuyên đến với Chúa và tham gia các hoạt
động, các phong trào, các hội đoàn mà Giáo Hội tổ chức, hoặc có chăng
thì mở rộng hướng quan tâm tới các bạn trẻ Công giáo khác. Đàng này, khi đề cập
đến mục vụ giới trẻ đại chúng, Đức Thánh Cha, cùng với các nghị phụ của THĐGM lần
thứ XV lại muốn khuyến khích xây dựng
một Mục Vụ Giới Trẻ có tính bao quát, có thể tạo chỗ cho mọi tầng lớp giới trẻ
[25]. Thậm chí, ngài nhấn mạnh: “chúng ta cần một sứ vụ giới trẻ “đại chúng”
mở cửa và dành chỗ cho tất cả mọi người
” (số 234), để thấy rằng đây không
còn là vấn đề mở ngỏ cho những góp ý muốn hay không, nên hay không nhưng là điều
Hội Thánh cần phải thực hiện, vì chúng
ta là một Hội Thánh mở rộng cửa
 (số 234), và vì tất cả những người trẻ, không trừ một ai, đều
ở trong trái tim Thiên Chúa, và do đó, cũng ở trong trái tim Giáo Hội
[26].

1. Một vài hướng dẫn chung

Đức Thánh Cha gợi lên cho chúng ta một vài hướng dẫn cần thiết để mở
ra cho Mục Vụ Giới Trẻ đại chúng:

Trước hết, chúng ta cần có một phong
cách, lịch trình, nhịp độ và phương pháp khác
 mang tính mở rộng hơn, uyển chuyển hơn. Cụ thể,
chúng ta cần tránh áp đặt nhiều chướng
ngại, quy tắc, kiểm soát và các cơ cấu trách nhiệm trên người trẻ
. Thay vào
đó, chúng ta chỉ cần đồng hành và
khích lệ họ, tin tưởng hơn nữa vào sự quan phòng của Chúa Thánh Thần
. Bởi lẽ
biên độ của mục vụ này mở ra đi đến
những nơi khác nhau mà người trẻ thực tế đang hoạt động
. (x. số 230)

Thứ đến, vì đây là hình thức Mục Vụ Giới Trẻ “đại chúng” nên cần có những người lãnh đạo “đại chúng” thật sự. Họ
là những người học biết lắng nghe cảm
thức của dân chúng, trở thành người phát ngôn cho dân chúng và làm việc phục
vụ cho sự thăng tiến của dân chúng
. Họ phải ý thức rằng mình không đồng
hành với những tổ chức mang tính cơ cấu cho bằng là với những con người đang bước đibao gồm mọi người và vì mọi người. Chỉ với
ý thức như thế, họ mới không bao giờ
bỏ lại phía sau những người nghèo nhất và những người yếu thế nhất trên một
hành trình
. Đồng thời, họ phải 
những người có khả năng làm cho mọi người cùng tham dự hành trình
, bất kể
đó là những người nghèo nhấtyếu kém nhất hay những người bị thương tích. Muốn vậy, bản
thân họ phải không xa lánh cũng
không sợ hãi những người trẻ đã trải qua đau thương và đang vác thập giá nặng
 (x.
số 231).

Sau cùng, một lưu ý được Đức Thánh Cha nhấn mạnh không kém phần quan trọng là
hãy có niềm tin vào người trẻ. Đương nhiên, vì thiếu kinh nghiệm, vì hạn
chế về chuyên môn trong nhiều lãnh vực, người trẻ dễ có những hành động và
quyết định không đúng, không đem lại những hiệu quả như ý. Đức Thánh Cha mời gọi
chúng ta hãy tin vào sự táo bạo của
họ
. Niềm tin vào người trẻ được thể hiện qua việc thay vì trình bày hàng hoạt quy tắc khiến họ có một hình ảnh thô thiển và nặng
tính luân lý về Kitô giáo
 thì dạy
họ biết gánh lấy trách nhiệm
, biết đối diện với những hậu quả đến từ những
quyết định hay hành động thiếu chuẩn xác của mình, biết đứng dậy sau những thất
bại. Niềm tin vào người trẻ còn đặt trên một cái nhìn tích cực: “sai lầm, thất bại và khủng hoảng là những
kinh nghiệm có thể giúp họ lớn lên về mặt nhân bản
[27]. Theo cách nói của người Việt Nam: “thất bại là
mẹ thành công”. Trong Sứ điệp gửi cho Giới Trẻ năm 2020, Đức Thánh Cha khẳng định
với các bạn trẻ, thất bại là một phần
trong cuộc sống của mỗi con người, và thậm chí đôi khi chúng có thể là một ân sủng!

2. Mục vụ giới trẻ đại chúng hướng đến những
người trẻ như thế nào?

Thành phần đầu tiên mà Mục Vụ Giới Trẻ đại chúng hướng tới là những người trẻ không sinh trưởng trong các
gia đình hay tổ chức Kitô giáo
. Họ là những người không có cùng niềm tin với
chúng ta. Nhưng không vì thế mà nơi họ không ẩn chứa những gì là tốt đẹp cần chúng ta khuyến khích, những mầm chồi cần chúng ta vun xới và làm cho
vươn lên bất kể những giới hạn của chúng
. Khi mục vụ những người trẻ này,
chúng ta đang làm cho việc mục vụ giới trẻ trở nên phong phú, đầy sức sống vì
không đóng khung môi trường mục vụ trong những hạt giống tốt, nơi những
người trẻ kitô hữu ưu tú
 mà lan rộng đến cả những “vùng ngoại biên”, đến những thành phần
đang cần đến sự đụng chạm của Chúa
Giêsu, Đấng hằng sống, thông truyền sự sống
[28]Phạm vi mục vụ không còn giới hạn trong hạn từ “Kitô hữu” nhưng có mẫu số chung là “người trẻ” với đầy đủ định nghĩa vốn có của
từ ngữ ấy.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha còn đưa ra tiêu chuẩn khác cho việc Mục Vụ Giới Trẻ có
tính bao phát, dựa trên góp ý của Thượng Hội Đồng. Theo đó, người ta không cần phải chấp nhận tất cả những
giáo huấn của Hội Thánh mới được tham dự vào một số hoạt động cho người trẻ
,
ngay cả những người còn hoài nghi, bị
thương tổn […] với những lỗi lầm trong quá khứ
… (số 234). Ở nơi đây,
chúng ta nhìn thấy hình ảnh của những người trẻ thuộc các Giáo Hội Kitô giáo
anh em. Những người chia sẻ cùng niềm tin với chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô
nhưng không trọn vẹn và đầy đủ. Họ là những người anh em của chúng ta trong
cùng một niềm tin. Họ có thể tham gia một số hoạt động trong mục vụ giới trẻ
khi họ có một thái độ cởi mở hướng đến
tất cả những ai khao khát và sẵn lòng gặp gỡ chân lý mà Chúa mạc khải
.

Ngoài ra, Tông huấn còn mời gọi chúng ta không được quên những người trẻ có những quan niệm cuộc sống cách khác, hoặc
những người tuyên bố đời sống xa lạ với đời sống tôn giáo
 (x. số 235).
Có thể họ là những người trẻ vô thần, những người đem lại không ít thách đố cho
những hoạt động mục vụ giới trẻ của chúng ta. Nhưng, Đức Thánh Cha nhắc rằng Tin Mừng yêu cầu chúng ta phải mạnh dạn bước
ra khỏi những gì mà chúng ta cho là an toàn để dấn thân làm chứng cho tình yêu
Chúa, 
một tình yêu không loại trừ một ai, và đưa tay ra cho tất cả người trẻ trên thế giới để họ nắm lấy (x.
số 235).

3. Điển hình cho mục vụ giới trẻ đại
chúng

Nhận biết đây không phải là một công tác nhẹ nhàng và dễ dàng,
nhưng là một quá trình chậm rãi, đầy
tôn trọng, kiên nhẫn, tin tưởng, nhiệt thành và đầy trắc ẩn
 (CV
236), Đức Thánh Cha và Thượng Hội Đồng đưa ra mẫu gương các môn đệ trên đường
Emmaus như một điển hình cụ thể để những ai đồng hành với Mục Vụ Giới Trẻ đại
chúng có điểm quy chiếu và soi sáng.

Câu chuyện trên đường Emmaus gợi lên hai hành động cần thiết. Đầu tiên là đồng
hành
. Chúa Giêsu “cùng đi với họ
trên đường
” để bầu bạn với các môn đệ. Ngài đồng hành với họ không phải như
một người khách bàng quan, nhưng như một người bạn đường thật sự. Điều đó thể
hiện ở thái độ lắng nghe của Chúa Giêsu. Ngài lắng nghe câu chuyện của họ và
Ngài tham gia tích cực bằng sự hỏi han để nhận ra những gì họ đang sống, đang
trải nghiệm, đang đối diện. Tiếp đến, Ngài loan truyền Lời Chúa cho họ, và giúp họ hiểu ra ý nghĩa của các biến cố họ đã trải qua dưới
ánh sáng Lời Chúa. Ngài đi vào đêm tối của họ và Ngài dùng Lời Chúa để giúp họ
cảm nhận được sự ấm áp, đón nhận được ánh sáng cho cuộc đời mình. Hành động
thứ hai là làm chứng bằng đời sống. Qua việc đồng hành, Chúa Giêsu
giúp các môn đệ nhìn thấy được ánh sáng cho đời mình, nhưng với việc bẻ bánh
thì Chúa Giêsu lại giúp các môn đệ nhận ra Ngài đang hiện diện, đang sống với họ.
Điều đó mới làm cho họ dứt khoát đứng lên và chọn trở lại con đường vừa đi để về với cộng đoàn của mình, cộng
đoàn có sự hiện diện của Đấng Phục Sinh và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Ngài (x. số 237).

Vậy nên, để việc Mục Vụ Giới Trẻ đại chúng đem lại các hiệu quả tốt đẹp, chúng
ta cần lặp đi lặp lại hành động của Chúa Giêsu: trở nên người bạn đồng hành của
người trẻ để trao cho họ Lời Chúa là đèn soi bước và, đồng thời, thực hành đời
sống yêu thương để làm cho sự hiện diện của Chúa trở nên hiện thực trong chính
đời sống của mình.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn gợi ý đến các việc đạo đức bình dân, nhất là những
cuộc hành hương
[29]. Ngài cho rằng đây là một dấu hiệu của niềm tin của người trẻ vào Chúa và là một
hình thức hấp dẫn người trẻ. Có
thể họ cảm thấy không dễ dàng khi
tham dự vào các tổ chức Hội Thánh
, nhưng họ sẽ không ngại khi được cùng với
các tín hữu làm những cuộc hành hương. Trên hành trình, người trẻ “đại chúng”
có cơ hội được lắng nghe, được học hỏi với những điều mới mẻ về đức tin Công
giáo, đồng thời, được tiếp xúc cách trực tiếp với đời sống đức tin của Dân
Chúa. Đức Thánh Cha nhắc chúng ta đừng
khinh thường những cách thức ấy, nhưng hãy khuyến khích và thúc đẩy
. Thánh
Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng có cùng tư tưởng đó khi viết trong Tông
thư Vicesimus Quintus Annus: “Lòng đạo đức bình dân này không thể bị quên
lãng hoặc bị đối xử dửng dưng hoặc khinh chê, bởi vì lòng đạo đức này có nhiều
giá trị và lâu nay tự chính mình, lòng đạo đức này diễn tả nền tảng tôn
giáo của con người đối với Thiên Chúa
” (số 18). Do đó, các biểu hiện của
lòng đạo đức bình dân là những cách
tìm kiếm Chúa 
cách đơn sơ, có thể thực hiện trong Mục Vụ Giới Trẻ
đại chúng.

VII. Luôn là những nhà truyền giáo

Nếu một người trẻ đam mê điều
gì, hay đúng hơn là về Ai đó, thì cuối cùng anh cũng sẽ đứng dậy và bắt đầu làm
những điều tuyệt vời. Những người trẻ chỗi dậy từ cái chết, thì trở thành chứng
nhân của Chúa Kitô và hiến dâng mạng sống cho Ngài.
” Đức Thánh Cha nói điều
này với người trẻ trong sứ điệp Giới Trẻ năm 2020. Ngài nhắn nhủ điều gì cho giới
trẻ nếu không phải là một khi đã đón nhận hồng ân tình yêu của Chúa, người trẻ
bước ra khỏi bóng đêm đời mình và trở nên những chứng nhân của Chúa đối với
những người trẻ khác. Ngài nhắn nhủ điều gì cho người trẻ nếu không phải
là chúng ta đã nhận lãnh món quà đức tin cách nhưng không nhờ kinh nghiệm gặp gỡ
Đấng Phục Sinh thì cũng chia sẻ cách nhưng không, và không ai bị loại trừ
[30]. Do đó, luôn
là những nhà truyền giáo
và phải
là chứng tá chứ không bao giờ là lôi kéo
[31] là lời mời gọi Đức Thánh Cha gửi đến các bạn
trẻ và cả những vị đồng hành mục vụ giới trẻ vì những điều tốt lành luôn phải được chia sẻ (số
239).

Bên cạnh đó[32], Đức Thánh Cha cho biết, việc người trẻ trở nên
những nhà truyền giáo không chỉ là hành động của sự cho đi mà hơn nữa đó còn là
sự đón nhận. Khi đi đến với người khác, người trẻ sẽ vượt qua tính rụt rè để
dám thực hiện những cuộc gặp gỡ, thăm viếng. Khi tiếp xúc với những mảnh đời, họ
sẽ có được cái nhìn vươn ra khỏi gia đình, khỏi nhóm bạn của mình để có được
cái nhìn rộng hơn về cuộc sống. Đồng thời, việc chia sẻ niềm tin của mình cho
người khác còn là cơ hội rất tốt để người trẻ được lớn mạnh hơn trong đức tin và trong cảm thức mình thuộc về Hội Thánh
Chúa Kitô
, một kinh nghiệm về đức
tin
 có thể mở ra cho những
suy nghĩ nghiêm túc về ơn gọi
.

Đức Thánh Cha không nghĩ rằng nên có những khóa đào tạo dài hạn để biến những
người trẻ thành những nhà truyền giáo. Nhưng thiết thực hơn cả, ngài mong muốn
chúng ta nên giúp người trẻ sống tinh thần truyền giáo ngay trong cuộc sống của
mình qua những cuộc gặp gỡ, qua những khả năng, qua những phương tiện gần gũi
mình có được, thậm chí, qua những giới hạn của bản thân. Nói cách khác, Đức
Thánh Cha mong muốn hãy để người trẻ trở nên những nhà truyền giáo theo cách riêng của mình. Và chắc chắn, những
cách thức như thế sẽ không hẳn luôn bước đi trong những khuôn mẫu thông
thường của Hội Thánh. Vậy nên, Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta hãy đồng hành, khích lệ nhưng đừng cố can thiệp quá vào những
hoạt động như thế
 (số 239).

Qua đó, Đức Thánh Cha cũng bộc lộ sự tin tưởng vào các người trẻ. Ngài nói: “người trẻ có thể sáng tạo những hình thức
truyền giáo mới trong các hoàn cảnh rất đa dạng
” (số 241). Chẳng hạn, mời một
bạn trẻ cùng đi hành hương, hay thăm viếng các gia đình, hoặc gặp gỡ những người
bạn đang gặp khó khăn để cùng hiện diện, để lắng nghe và để cảm thông, đặc biệt,
với việc quá quen thuộc với các mạng
xã hội, họ có thể đem Thiên Chúa, tình huynh đệ, và sự nhiệt thành dấn thân vào
tràn ngập các mạng ấy
 (số 241). Riêng về các mạng xã hội, trong Sứ điệp
Truyền Giáo năm 2018, Đức Thánh Cha từng chia sẻ về mặt hữu ích của nó như sau:
Thế giới số – các mạng xã hội vốn quá phổ
biến và luôn sẵn sàng – làm tan biến hết mọi biên giới, loại bỏ hết những khoảng
cách và giảm thiểu những khác biệt. Mọi thứ đều ở trong tầm với, quá gần gũi và
tức thời.
 ” Như thế, qua các mạng xã hội, thế giới trở nên gần gũi, sự
tiếp xúc với các vùng ngoại biên trở
nên dễ dàng, và do đó, một vùng đất màu mỡ đang cần đến những sáng kiến và sự dấn
thân của người trẻ trong việc trao cho nhau ngọn lửa tình yêu của Chúa Kitô, để
được soi sáng và sưởi ấm bởi ngọn lửa đó
[33].

VIII. Sự đồng hành của những người trưởng
thành 

Mặc dù luôn tán đồng với việc để người trẻ có một môi trường tự do hơn
trong các hoạt động mục vụ giới trẻ, ngay cả gợi ý để người trẻ được là tác nhân
cho các hoạt động mục vụ này, nhưng Đức Thánh Cha thấy cần thiết phải có những
người trưởng thành luôn đồng hành với người trẻ
[34]. Vậy nên, ngài đưa ra một vài hướng dẫn cho việc
đồng hành để cộng đoàn Dân Chúa ý thức vai trò của mình và chung tay cộng tác với
nhau.

1. Việc đồng hành phải có sự liên tục

Đức Thánh Cha cho rằng việc đồng hành muốn hữu hiệu thì cần có sự liên
tục và thích hợp (x. số 242). Không phải chỉ đồng hành khi người trẻ còn trong
tình trạng thong dong để giúp họ trở nên người trưởng thành, nhưng việc đồng
hành, bên cạnh đó, còn hướng người trẻ đến ý thức xây dựng một ngôi nhà, một
gia đình được đặt trên nền tảng vững chắc là Đức Kitô như một hình thức khai
tâm cho bí tích Hôn Phối. Dẫu vậy, như thế vẫn chưa đủ, việc đồng hành còn được
tiếp tục khi các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình với vai trò của
Mục Vụ Gia Đình, chẳng hạn, đồng hành với các gia đình trẻ. Thượng Hội Đồng
cũng đã nêu lên quan điểm tương tự khi nói: “điều quan trọng là tiếp tục đồng hành với các gia đình trẻ, nhất là
trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân
[35]. Do đó, điều cần phải có là sự phối kết giữa hai
ban Mục vụ này với nhau trong tiến
trình ơn gọi
.
[36]

2. Cộng đoàn Dân Chúa cùng tham gia vào
việc đồng hành

a. Những thừa tác
viên của việc đồng hành

Trách nhiệm đầu tiên trong việc đồng hành người trẻ phải kể đến, đó là
vai trò của gia đình. Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “Gia đình phải là nơi đồng hành đầu tiên” (số 242). Bởi lẽ, mối liên hệ gia đình rất quan trọng đối với
các em
[37]. Nơi gia đình, con cái đánh giá cao tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ.[38] Đồng thời, cha mẹ trở nên những chuẩn mực
quan trọng để đào tạo và truyền thụ đức tin cho con cái, cũng như, có ảnh hưởng
rất lớn trong sự phát triển của các em
[39].Và bên cạnh đó, sự hiện diện của ông bà trong
gia đình cũng góp phần một cách quyết định vào việc giáo dục tình cảm và tôn giáo cho người trẻ
[40]. Trong sứ điệp video gửi cho người trẻ Công
giáo Việt Nam, Đức Thánh Cha nêu rõ nét đẹp của gia đình có những ảnh hưởng nơi
người trẻ như sau: “cổ võ tình yêu thương
dành cho những người thân cận, khuôn đúc nên nhân đức thảo kính cha mẹ, và nuôi
dưỡng một sự kính trọng đặc biệt dành cho những bậc cao niên
”, và cũng ở
nơi gia đình, người trẻ đón nhận được di sản quý giá nhất chính là đức tin.

Thứ đến, cộng đoàn có một vai
trò quan trọng trong việc đồng hành với người trẻ 
(số 243), Đức
Thánh Cha cho biết. Ngài đề nghị toàn
thể cộng đoàn phải ý thức trách nhiệm, đón nhận, động viên và khích lệ người trẻ 
(số 243)
và mời gọi đừng cứ mãi xét đoán họ
hay đòi hỏi họ phải hoàn hảo trước tuổi
. Khi đề nghị như thế, hẳn nhiên, Đức
Thánh Cha nghe biết có tình trạng nhiều người mang thành kiến với người trẻ vì
chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực nơi những hoạt động của họ hoặc đã chứng kiến những
việc làm thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn mà một số người trẻ đã gây ra. Dẫu vậy,
vì tuổi trẻ là giai đoạn của sự phát triển nhân cách qua những nỗ lực và thử
nghiệm, qua những lựa chọn, nên không tránh được những thiếu sót, sai lầm
[41]. Vậy nên sự thông cảm, trân trọng và yêu thương của cộng đoàn, thực sự,
là sự đồng hành cần thiết để giúp người trẻ trưởng thành hơn, và mỗi ngày mỗi
hoàn thiện bản thân mình.

Không chỉ đề cập đến cộng đoàn nói chung, Đức Thánh Cha còn xác định vai trò đồng
hành người trẻ nơi những thành phần cụ thể của Dân Chúa
[42]. Trước hết, ngài đề cập đến thừa tác vụ linh mục,
xét như một trách nhiệm, một đòi buộc của ơn gọi, và do đó, đồng hành phải là một
ưu tiên của thừa tác vụ này. Sau nữa, ngài nhắc đến các người sống đời thánh hiến
nam và nữ. Và cuối cùng, ngài cho rằng cả giáo dân cũng cần được chuẩn bị để có
khả năng đồng hành với người trẻ. Như thế, các thành phần Dân Chúa, không ngoại
trừ ai, tùy theo ơn gọi, tùy theo bậc sống, đều được mời gọi cùng cộng tác,
cùng hiệp hành với nhau để giúp đỡ người trẻ được trở nên chính mình một cách đầy đủ nhất (số 162).

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng mời gọi các cơ sở giáo dục của Hội Thánh đóng một
vai trò trong sứ vụ đồng hành với người trẻ
[43]. Ngài cho rằng, đây là một môi trường chung cho sự đồng hành vì giúp hướng dẫn rất nhiều người trẻ. Có
thể nói, các cơ sở giáo dục của Giáo Hội có nhiều thuận lợi cho việc đồng hành
với người trẻ trong môi trường hoạt động của mình. Vậy nên, Đức Thánh Cha đề
nghị các cơ sở này hãy tìm cách đón
tiếp mọi người trẻ, không phân biệt tôn giáo, nguồn gốc văn hóa và hoàn cảnh của
họ trên phương diện cá nhân, gia đình và xã hội
, bằng cách loại bỏ những tiêu chuẩn cứng nhắc cho việc tuyển
sinh, hoặc để tiếp tục theo học
. Nếu được như thế, các cơ sở giáo dục
vừa thực hiện sứ vụ đồng hành của mình, vừa bảo đảm quyền được đồng hành ở người
trẻ và, hơn nữa, vừa giúp làm phong phú cho đời sống của họ.

b. Cần quan tâm đến
việc huấn luyện người đồng hành

Tác vụ đồng hành là một sứ vụ đích thực, nhằm thu hút sự sẵn sàng
làm việc Tông đồ của người chu toàn nó
[44].Và để có thể chu toàn tác vụ đặc thù này của
mình, người đồng hành cần thiết phải được đón nhận sự huấn luyện
[45].Đức Thánh Cha nói rằng, “phải chuẩn bị cho người thánh hiến và cho cả giáo dân nam nữ để họ có
khả năng đồng hành với người trẻ
” (số 244). Ngài không chỉ đề cập đến điều
này một lần, nhưng liền sau đó đã nhắc lại với nhịp độ mạnh mẽ hơn: “tất cả những người đồng hành nên được huấn
luyện cơ bản cách chắc chắn và được huấn luyện thường xuyên
” (số 246). Qua
đó, Đức Thánh Cha cho thấy việc huấn luyện cho những ai đảm nhận tác vụ đồng
hành với người trẻ thì cần thiết và quan trọng mà Giáo Hội không thể bỏ qua hay
xem nhẹ.

c. Những phẩm chất
của người đồng hành

Nhằm gợi lên chân
dung của một người đồng hành lý tưởng, Đức Thánh Cha đưa ra một vài điểm phác họa
cần thiết (số 246):

 Về đời sống đức
tin:

 Là một Kitô hữu
giàu đời sống đức tin,

 Là người không ngừng
theo đuổi sự thánh thiện.

 Về bản thân:

● Có nhiệt huyết dấn
thân cho Hội Thánh và thế giới,

 Có lòng yêu
thương sâu sắc,

 Có ý thức về
chính mình,

 Nhận ra được những
giới hạn của mình, nhận ra thân phận con người của mình với những sai lầm,

 Biết rõ những niềm
vui và sầu khổ trong đời sống thiêng liêng.

 Với người trẻ:

● Là một người bạn
tâm giao mà không xét đoán,

 Lắng nghe tích cực
những nhu cầu của người trẻ và đáp ứng cách thích đáng,

 Tôn trọng tự do của
người trẻ,

 Tin tưởng vào người
trẻ,

 Những điều cần thực
hiện trong việc đồng hành:

 Giúp người trẻ
thành những thành viên tích cực

 Giúp người trẻ làm
tốt việc phân định

 Vun xới hạt giống
đức tin nơi người trẻ

Với những phẩm
tính nêu trên, chúng ta có thể đưa ra những chương trình huấn luyện những người
đồng hành trong các lãnh vực về đức tin và về các kỹ năng cần thiết. Những
chương trình này sẽ phần nào hỗ trợ để giáo phận, các giáo xứ và người trẻ có
những người đồng hành lành nghề.

3. Một chương trình đồng hành đặc biệt

Ngoài việc đồng hành với những người trẻ, nói chung, Đức Thánh Cha nhận
ra có thêm một nhu cầu cần được đồng hành cách đặc biệt. Đó là đồng hành với những người trẻ tỏ ra có tiềm
năng lãnh đạo
 (x. số 245). Việc đồng hành đặc biệt này nhằm giúp những
người trẻ có tiềm năng lãnh đạo được
đào tạo và được chuẩn bị những gì cần thiết
 để phát huy khả năng của
mình hầu phục vụ các chương trình mục vụ cộng đồng tại các giáo xứ và tại các
môi trường Tông đồ mà người trẻ hiện diện hay dấn thân. Thật ra, đây không phải
là sáng kiến của Đức Thánh Cha nhưng xuất phát từ đề nghị của những bạn trẻ gặp
gỡ trước Thượng Hội Đồng. Họ yêu cầu phát
triển những chương trình mới về thuật lãnh đạo trong đào tạo và không ngừng
phát triển những người lãnh đạo trẻ
 nam cũng như nữ. Bởi, với tất cả sự
chân thành, và lòng nhiệt huyết, họ
ước ao được cống hiến tài năng tri thức và những chuyên môn của mình cho Hội Thánh

Lời
kết 

Những gợi ý, những hướng dẫn được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra nhằm soi sáng
cho những hoạt động Mục Vụ Giới Trẻ được nêu lên trong Tông huấn Chúa Kitô đang sống là những đúc kết từ
những đóng góp của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XV với chủ đề về người trẻ.
Đây là công trình của toàn thể Giáo Hội, một công trình chan chứa tình yêu
thương và sự quan tâm đặc biệt, trong vai trò là Mẹ và là Thầy, đến những người
trẻ đang hiện diện trong thế giới hôm nay. Vì lẽ, Giáo Hội vừa đồng thời
chăm sóc người trẻ như người mẹ hiền chăm sóc những đứa con thơ và không
loại trừ đứa con nào qua hành động đón tiếp không phân biệt; lại vừa hướng
dẫn người trẻ như một người thầy tận tâm để giúp người trẻ thăng tiến trong đời
sống đức tin cũng như trong đời sống nhân bản qua sứ vụ đồng hành cách liên tục.

Mục vụ Giới Trẻ theo Tông huấn Chúa
Kitô đang sống
 khai lối một hướng mục vụ có tính cách mở. Tính cách mở
được thấy đầu tiên chính là mở rộng cho mọi người trẻ. Đối tượng của Mục Vụ
Giới Trẻ không còn giới hạn chỉ ở nơi những người trẻ Công giáo, mà còn mở
ra cho những người trẻ không Công giáo và cả không tôn giáo. Hết mọi người trẻ
đều được ở trong trái tim của Giáo Hội. Tính cảnh mở thứ hai đó là một môi trường
mở. Giáo Hội mời gọi con cái mình mở rộng các cánh cổng để đón tiếp người trẻ,
cánh cổng nhà thờ, cánh cổng nhà sinh hoạt, cánh cổng của các cơ sở giáo dục
Công giáo. Tất cả nhằm hướng tới việc kiến tạo một môi trường ấm tình gia đình,
thấm tình bạn hữu và thuận lợi cho những cơ hội để học hỏi, gặp gỡ. Tính cách mở
thứ ba được nhận ra ở nơi những người đồng hành. Người đồng hành không chỉ giới
hạn nơi gia đình với những bậc phụ huynh, hay là sứ vụ cá biệt của thừa tác vụ
Linh mục, nhưng tất cả các thành phần Dân Chúa đều được mời gọi công tác và trở
nên những người đồng hành với người trẻ. Bên cạnh đó, một hướng mở được gợi lên
để làm phong phú cho sinh hoạt giới trẻ là mở rộng các lãnh vực. Mục vụ giới trẻ
không chỉ hạn hẹp trong lĩnh vực đức tin, nhưng còn rộng mở tới các lãnh vực
khác mà người trẻ quan tâm như: nghệ thuật, thể thao và thiên nhiên…

Với những định hướng mới từ Tông huấn cho việc Mục Vụ Giới Trẻ, chúng ta tin rằng
Giáo Hội thật sự là “một Hội Thánh mở rộng
cửa
”, là “một ngôi nhà của nhiều người
[46], trong đó, mọi người, cách chung, và các thành
phần người trẻ, nói riêng, đều được chào đón vui vẻ bởi bầu khí gia đình
[47]. Tuy nhiên, để có thể có được điều đó, sự cộng
tác của các mục tử trong giáo phận là rất quan trọng. Nói cách khác, Giáo Hội sẽ
không thể dễ dàng đạt đến hình ảnh đó nếu thiếu vắng sự cộng tác, sự hiệp hành
của các mục tử và sự tham gia của các mục tử có khả năng cộng tác, có
khả năng hiệp hành trong các hoạt động mục vụ, cụ thể trong Mục Vụ Giới Trẻ.
Thượng Hội Đồng cũng đề cập đến yếu tố này khi khẳng định: “Các mục tử cần phải có khả năng thúc đẩy
sự cộng tác trong việc làm chứng nhân và sứ vụ, cũng như khả năng đồng hành với
các quy trình phân định cộng đồng để giải thích các dấu chỉ thời đại dưới ánh
sáng đức tin và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với sự đóng góp của tất
cả các phần tử trong cộng đồng, bắt đầu với những người đang ở bên lề cộng đồng
[48]. Vậy, nên chăng, đây cũng là điều mà mỗi người
trong chúng ta, những vị mục tử của lòng Chúa thương xót nên hồi tâm đánh giá
và xem xét trong việc thực thi tác vụ của mình?

Tài liệu tham khảo

 ĐGH. Phanxicô,
Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ “Chúa Kitô đang sống”.

 ĐGH. Phanxicô,
Tông huấn “Niềm Vui của Tin Mừng”.

 ĐGH. Phanxicô,
Thông Điệp “Laudato Si’”.

 ĐGH. Gioan Phaolô
II, Tông thư “Vicesimus Quintus Annus”.

 Văn kiện Kết thúc
THĐGM về Giới Trẻ.

 ĐGH.
Phanxicô, Sứ Điệp Truyền Giáo 2018.

 ĐGH.
Phanxicô, Sứ Điệp Truyền Giáo 2019.

 ĐGH.
Phanxicô, Sứ Điệp Giới Trẻ 2020.

 ĐGH.
Phanxicô, Sứ Điệp video gửi Giới Trẻ
Việt Nam

 Trần Thị Giồng, Đối Thoại Với Người Trẻ

 Vũ Văn Trình, Đức Tin Của Giới Trẻ Trong Đời Sống Hôm
Nay

 Gp. Vĩnh
Long, Linh Hoạt Viên

 Janet P. Murray
và Clyde E. Murray, Vài Điều Chỉ Dẫn
Trưởng Nhóm

 https://www.tuoitrephuyen.vn/goc-ky-nang/ky-nang-song-cho-thanh-nien-991.html

 https://mytour.vn/location/5688-trao-luu-phuot-trong-gioi-tre-viet-nam-hien-nay.html

 


[1] Văn kiện kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục
lần thứ XV, số 53.

[2] Ibid., số 123.

[3] Ibid.

[4] x. CV số 207.

[5] Đức Tin của Giới Trẻ trong đời sống hôm
nay.

[6] EG số 161.

[7] Văn kiện kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục
lần thứ XV, số 143.

[8] Vài Điều Chỉ Dẫn Nhóm Trưởng, 8.

[9] Ibid.

[10] Kỹ năng sống cho thanh niên.

[11] Ibid.

[12] Linh Hoạt Viên, 15.

[13] Ibid.

[14] Đức Hồng y Versaldi trong bài phỏng vấn
đăng trên  Osservatore Romano bằng
tiếng Ý, đề ngày 31/01/2018 về Tông hiến Veritatis Gaudium của Đức Phanxicô.

[15] https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2019-06/phong-van-lm-phaolo-nguyen-thai-son-ve-linh-thao-sinh-vien.html

[16] Cầu nguyện Taizé được gọi là “cầu nguyện dựa
trên Lời Chúa với sự hỗ trợ của các bài thánh ca” (chú thích của website:
tonggiaophansaiggon.com)

[17] Văn kiện kết thúc THĐGM lần thứ XV, số 51.

[18] x. Ibid.

[19]Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Giới trẻ Thế
giới 2020.

[20] x. Ibid., số 47.

[21] Trần Thị Giồng, Đối Thoại Với Người Trẻ.

[22] LS số 213.

[23] x. Ibid., số 221.

[24] x. Ibid.

[25] Văn kiện Kết thúc THĐ GM lần thứ XV,
số 117;  CV số 234.

[26] Văn kiện kết thúc THĐ GM lần thứ XV, số
117; CV số 235.

[27] x. CV số 233.

[28] Sứ Điệp Giới trẻ năm 2020.

[29] x. CV số 238.

[30] x. Sứ điệp Truyền Giáo 2019.

[31] Sứ điệp video ĐTC Phanxicô gửi cho Giới trẻ
Việt Nam.

[32] CV số 240.

[33] Sứ điệp Truyền Giáo 2018.

[34] x. CV số 242.

[35] Văn kiện kết thúc THĐGM lần thứ XV, số 162.

[36] x. CV số 242.

[37] Văn kiện kết thúc THĐGM lần thứ XV, số 32.

[38] Ibid.

[39] x. Ibid., số 33.

[40] x. Ibid., số 32.

[41] x. Ibid., số 65.

[42] x. CV số 244.

[43] x. Ibid., số 247.

[44] Văn kiện kết thúc THĐGM lần thứ XV, số 101.

[45] x. Ibid., số 103.

[46] EG số 228.

[47] Văn kiện kết thúc THĐGM lần thứ XV, số 138.

[48] Ibid., số 124

Nguồn: giaophannhatrang.org