T6, 10 / 2017 7:45 Chiều | Đức Tin Jesus

Sau ngày được thả ra, linh mục truyền giáo người Ý kể lại hai lần mình bị bắt cóc và hai lần được Đức Mẹ cứu cách nhau 12 tháng trong các ngày lễ Đức Mẹ Fatima.

Nigeria Linh mục Pallù hai lần bị bắt cóc, hai lần được Đức Mẹ cứu

Ngày 12 tháng 10-2017, linh mục Maurizio Pallù bị bắt cóc ở Nigeria, cha được thả ra ngày 17 tháng 10, ngày sinh nhật của cha và cha tin chắc mình được Đức Mẹ cứu trong hai lần bị bắt cóc, cách nhau đúng một năm, trong dịp ngày lễ Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.

Linh mục thừa sai cùng bị bắt cóc với một sư huynh người Nigeria và một cô sinh viên Nigeria trên đường đi đến thành phố Benin, nơi các giám mục cử hành thánh lễ dâng hiến Nigeria cho Đức Mẹ. Tất cả đều được thả ra. Trong một phỏng vấn với Radio Vatican ngay ngày hôm sau khi được thả, linh mục Maurizio Pallù cho biết: “Tôi sợ nhưng tôi cảm nhận được Đức Mẹ nâng đỡ (…). Ngày thứ bảy, tôi nhận dấu hiệu tình mẫu tử của Mẹ, ngày chúa nhật tôi nhận được sự xác nhận của Mẹ, Mẹ sẽ cứu thoát tôi cùng với sự giúp đỡ của các thánh mà chúng tôi đã giao phó sứ mệnh của mình ở Nigeria cho các thánh”.

Từ ba năm nay, linh mục Pallù ở Nigeria, và đây là lần thứ hai cha bị bắt cóc. Lần này khó khăn hơn lần đầu – vì lần lần đầu chỉ bị bắt trong vài giờ -, nhưng cả hai cha đều thấy “các phép lạ Chúa đã làm, đúng là phép lạ” để cha còn sống, vì theo cha, Chúa đã có các dự định của Ngài cho đất nước này, Ngài muốn “bằng mọi giá phải thắng con quỷ chỉ muốn hủy hoại công trình của Ngài. Quỷ chỉ muốn để cho hàng triệu người Nigeria sống trong nói dối, hèn nhát và tham nhũng”.

Hai lần quỷ thua

Bằng chứng là trong cả hai lần bắt cóc đều xảy ra vào ngày lễ Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, 13 tháng 10. Cha kể: “Năm ngoái, chúng tôi bị bắt cóc ngày 13 tháng 10, nhờ phép lạ Đức Mẹ, chúng tôi được thả ra trong vòng một giờ rưỡi. Năm nay, chúng tôi bị bắt cóc ngày 12 tháng 10, một ngày trước ngày lễ Đức Mẹ. Ngày hôm đó, tôi đến thành phố Benin City, nơi các giám mục sẽ cử hành thánh lễ ngày 13 tháng 10 dâng hiến nước Nigeria cho Đức Mẹ”. Chính ngày hôm đó, cha Pallù cảm nhận có sự “hiện diện của tình mẫu tử của Mẹ Maria”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch