T3, 06 / 2018 10:35 Sáng | Đức Tin Jesus

Nhân dịp kỷ niệm 1 năm tôi được Rửa T,ội – làm Con Chúa. Xin được chia sẻ với các bạn hành trình theo đạo của tôi.

Sinh ra và lớn lên tại địa bàn của giáo xứ Phong Lộc – cửa ngõ Giáo phận Bùi Chu, và hiện nay tôi đang làm giảng viên trường Đại Học Nông Nghiệp…Một ngày kia, tôi yêu một anh chàng theo đạo Công Giáo, thuộc một giáo xứ lớn tại mạn Nghĩa Hưng. Sau một thời gian, tôi đã quyết định về quê chàng học đạo để đi đến kết hôn với nhau.

Với bài giáo lý đầu tiên: chúng tôi được thầy dạy LÀM DẤU, và thầy dùng chính bài hát Làm Dấu rất ‘hót’của để diễn nghĩa cho chúng tôi. Tôi thì đã đành, nhưng người yêu tôi mang tiếng là Đạo Gốc mà cũng khuỳa khoạng, loay hoay, vụng về không kém… Rồi thầy khai sáng để chúng tôi nắm bắt được các khái niệm đơn giản về: Giáo xứ, Giáo Phận, Giáo lý, Dự tòng, Tân tòng, đặc biệt là sự nhầm lẫn về bản chất và tên gọi giữa Đạo Công Giáo và Đạo Thiên Chúa Giáo (như căn cước từ CMND)…

Kế đến, thầy công bố và chia sẻ với chúng tôi về cuộc đối thoại giữa Ni-cô-đê-mô và Chúa Giêsu. Ni-cô-đê-mô-một thủ lãnh, một bậc thầy Do Thái, đã tìm gặp Đức Giêsu ban đêm (vì lý do Tôn giáo Chi’nh trị… lúc bấy giờ), nhưng ‘ban đêm’ cũng nói lên tình trạng vô minh của thân phận con người tù túng trong mê lầm tội lỗi, khổ đau, luôn mong tìm về Ánh Sá ng, Chân lý đích thực. Đây quả là cuộc đối thoại mang ơn cư’u độ. Vị thủ lãnh này đã chăm chú để tâm lắng nghe giáo huấn của Vị Thầy Chí Thánh: về ơn cu’u độ, về phép rửa trong nước và Thánh Thần, về những chuyện trên trời, dưới đất. Tôi nhận ra hình bóng của mình trong đó với những trắc trở trên bước đường theo đạo, nhưng lại có một sự khác biệt lớn so với Ni-cô-đê-mô về con tim khao khát và lòng muốn ước muốn thẳm sâu để tìm về Suối Nguồn. Đó cũng là điều mà thầy muốn gạn đục khơi trong bước khởi sự học đạo nơi tôi.

Hơn nữa, thầy muốn tra vấn lay gọi chúng tôi về thái độ cần có trước khi bước vào khóa học với bằng chứng niềm tin của các nhà khoa học nổi tiếng.

– Louis Pasteur (1822-18: cha đẻ của vi trùng học, ân nhân vĩ đại của ngành nông nghiệp, đã nói rằng: “Khoa học sâu sắc đưa ta tới gần Thiên Chúa. Khoa học nửa vời làm ta xa rời Thiên Chúa.”

– Albert Einstein (1847- 1955): là nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ XX, cha đẻ của thuyết Tương Đối, đã phát biểu: “Khoa học không có tôn giáo là mù lo`a”.

Ông cũng tuyên bố: “Tôi sẽ đi nhà thờ nào lấy những lời dạy của Chúa Giê-su làm tín điều của mình; Tôn giáo của tôi là sự hạ mình chiêm ngưỡng Đấng vốn là thần linh, tối cao, vô hạn, đã tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng nhỏ bé của vũ trụ, để cho chúng ta có thể bằng tư duy thiển cận tầm thường của mình cũng nhận biết được Ngài. Chính sự hiểu biết về những quy luật tuyệt vời của vũ trụ vĩ đại và kỳ diệu đã đem đến cho tôi niềm tin sâu sắc về sự hiện diện của một Đấng quyền năng tối thượng đã sáng tạo nên vũ trụ, cái mà con người không thể nào lãnh hội được bằng lý trí của mình, Đấng đó chính là Đức Chúa Trời của tôi”.

– Phan Như Ngọc: Tiến sĩ-viện trưởng Viện Vật Lý Việt Nam. Từ một người theo chủ thuyết v,ô thâ`n, không tin có Thượng Đế, nhưng ông đã hoài nghi về niềm tin, rồi cuối cùng đã tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa (Thượng Đế).

Chứng từ của những nhà khoa học kể trên cho chúng ta thấy rằng: sự hiện hữu của Thiên Chúa là điều không thể phủ nhận. Thực tế đã minh chứng: 92% những nhà khoa học thế kỷ 19 là người Kitô giáo (x. Văn Quy: Đi Về Đâu, nxb Tôn Giáo, 2005). Vậy, có Thiên Chúa, tại sao chúng ta không thấy Ngài?

Ở một buổi học khác, Thầy kể một câu chuyện ở xứ chàng:

– Cha thường hỏi: Ông có đi lễ Chúa Nhật hàng tuần không?

– Thưa: thi thoảng! Vì cuộc sống mưu sinh cha ạ.

– Vậy ông có thời gian xem bóng đá, xem TV không?

– Có chứ ạ! Bóng đá thì con không thể bỏ trận nào.

– Ông có thời gian đi ăn nhậu đình đám không?

– Những cuộc hội ngộ trong dịp hiếu hỷ… như vậy, con bỏ sao được?

Kể ra như vậy để thầy muốn gửi gắm nơi tôi một sứ mệnh cao trọng là muốn tôi trở nên chứng nhân sống động cho người có đạo ở xứ đó, và nhắc nhở tôi: hãy theo đạo chứ đừng theo người có đạo, hãy tin đạo chứ đừng tin người có đạo: “Khởi phát cho việc theo đạo của bạn có thể là chỉ để hợp thức hôn nhân với người mình yêu, theo đạo để cưới người có đạo, theo đạo để được tổ chức lễ cưới trong nhà thờ như bao đám cưới khác ở quê anh ấy…một thái độ theo đạo gượng ép, theo đạo vì anh vì ả vì cả đôi bên…”

Thầy tra vấn: Có thể các bạn cũng bận rộn như các nhân vật vĩ đại trên. Nhưng giữa họ và chúng ta đã có một khoảng cách rất lớn về niềm tin và cách sống đạo. Vậy, bạn có thái độ, ước muốn khi học đạo thế nào để tiến đến đời sống hôn nhân gia đình?

Tuần nào cũng vậy: cứ cuối tuần chúng tôi bon bon về quê chàng, tranh thủ học dồn dập 6, 7 tiết/ 2 ca gì đó, rồi chiều Chủ nhật lại rồng rắn đi Hà Nội với những công việc bộn bề của tuần mới, mang theo biết bao mệt mỏi, băn khoăn cho một chọn lựa theo Đạo-học đạo. Áp lực thời gian công việc và cả những dự phóng hứa hẹn cho tương lai….

Dầu vậy, trong thời gian này, tôi cũng cảm nhận được một bầu khí thánh thiêng khi cùng chàng đi lễ. Vui nhất là: dần dà, anh ấy và cả gia đình cũng đã làm dấu trước bữa ăn. Đó là ấn tượng nho nhỏ trong tôi, phần nào đã làm vơi đi áp lực và biến nó trở thành động lực cho tôi.

Việc học đạo đã xong. Gần 2 tháng trời cứ như vậy: long đong, lật đật, quay cuồng như con thiêu thiêu rồi cũng qua đi. Nhớ lại có lần, tôi đã phải thốt lên: “Thầy ơi! Con rất biết ơn thầy, vì đi theo con đường này, luôn có thầy động viên. Duy nhất chỉ có điều con vẫn băn khoăn mãi: là khi quyết định như thế này con đã làm bố con rất buồn, vì con không thể tiện hơn trong công việc của mình. Mà bố lại rất yêu quý con nên con vẫn thấy buồn. Con xin lỗi vì đã nói những chuyện không đâu với thầy, nhưng thầy là người đã cho con niềm tin.”

Thầy trả lời: H thân mến: Quả là trí lý khi ai đó tâm sự: “Trong đời quả là có nhiều ngần ngại. Nó là hoang mang của một chọn lựa, là yếu lòng cho một cho một tiếng gọi, là mệt mỏi của một chiến đấu, và có khi là buồn bã cho một bỏ cuộc, là một yên lặng cho một rút lui…”

Thầy chỉ biết nói với H điều này: Con đường đến với Chúa có thể sánh ví như cuộc duyên tình được trải bằng hoa hồng. Tình yêu của hai đứa đang bước vào cũng thế. Tuyệt đẹp! Nhưng khổ nỗi, hoa hồng lại có gai. Hoa hồng có gai mới đẹp và đầy sức quyến rũ, nếu không thì nó chỉ là hoa hồng dại, chẳng đáng giá đồng tiền bát gạo….

Thiết nghĩ, khi đến với Chúa, nếu không có sự h,i sinh mất mát thì có khác nào ta đang đi trên con đường trải bằng thứ hoa hồng dại, mất đi cái thi vị cuộc đời. Và để có thể đạt đến cùng đích cho cuộc Duyên Tình này, H phải vượt qua con đường trải bằng“gai” đó, cho dù đời lắm sóng gió ta vẫn hằng gắn bó mà tiến về phía trước, hòng ngắt được những bông hoa của Tình Yêu tỏa hương ngọt ngào.”

Cũng trong hành trình khắc khoải lối đi về ấy mà, thánh Tô-ma Aquino đã tâm sự:

Tìm Chúa là cuộc m,ạo h,iểm tuyệt vời nhất.

Yêu Chúa là tình yêu thi vị nhất.

Gặp Chúa là một thành công lớn nhất trong mọi thành công của con người.

Theo Chúa, H. được gì, mất gì? H. biết. H TRI ƠN!…

JQBC
Phỏng theo lời kể của chị Maria Nguyễn Thị H (tân tòng)-
Giảng viên Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Nguồn: Longthuongxotchuatansonnhi.com