T3, 12 / 2017 7:39 Chiều | Đức Tin Jesus

Bài gẫm của chị Lucia Fatima về thời trang

Trong một cuốn sách cuối cùng của sơ Lucia tại Fatima đã viết xong ngày 25 tháng 3 năm 1997 có nhan đề bằng tiếng Bồ đào nha là “Apelos da Messagem Da Fatima”. Dịch sang tiếng Anh là “Calls from the Message of Fatima” (Thông Điệp Fatima Mời Gọi), từ một người bạn đang sinh sống tại Fatima, ông Rôbert Nesnick. Là người được chọn giữ bản quyền bất cứ ở đâu sách của chị Lucia xuất bản: Secretariado dos Pastorinhos, 2496-908 Fatima, Portugal.

Trong sách này, Sơ Lucia nói về các trang phục của nước chị vào thời điểm Mẹ xuất hiện rồi, hồn nhiên, chị nói về cách ăn mặc quần áo

Ăn Mặc Đơn Sơ Nết Na:

Chân phúc Jacinta đã nói tại Fatima năm 1917 rằng, “thực sự thời trang sẽ mãi luôn xúc phạm đến Thiên Chúa chúng ta rất nhiều.”

Có phải những bộ đồ mà chúng ta mặc trong ngày thấm đượm chất đơn sơ giản dị, tôn trọng phẩm giá con người, được những cô thôn nữ mặc trong những ngày đó! Điều ấy tốt cho chúng ta ở đây khi ôn lại những gì Thánh Kinh đã nói về chủ đề này: “Yahwêh Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” (Sá ng thế 3:21)

Tại sao Thiên Chúa lại chỉ mặc đồ cho có hai con người đầu tiên ấy thôi, thế thì, trước đó họ trần truồng sao? Chính Thánh Kinh thuật lại cho chúng ta câu trả lời:

“Thế rồi, Yahwêh Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng, ‘Hết mọi trái cây trong vườn ngươi cứ ăn. Nhưng trái của cây cho biết điều thiện ác thì người không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết’ (…) “Người nữ thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt …nàng liền hái vài quả rồi ăn. Nàng đưa cả cho chồng đang ở đó với nàng, và chàng cùng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng. Họ mới kết lá vả làm khố che thân.”

Mặc Lấy Ân Sủng:

“Yahwêh Thiên Chúa làm cho con người và vợ những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” mạch văn thánh kinh này chỉ cho chúng ta thấy rằng, vì tội, mà Thiên Chúa đã mặc lấy áo ân sủng, bao bọc thân thể bị trần trụi của họ. Vì lý do này, chúng ta phải ăn mặc hết sức giản dị, đơn sơ, và hợp với phẩm giá của chúng ta. Những ai ăn mặc thiếu đứng đắn là gây nên dịp tội cho kẻ khác, và họ không những phải chịu trách nhiệm đối với tội lỗi của chính mình mà còn có lẽ cả tội của người khác vấp phạm vì họ nữa. Xét rằng nếu thấy thời trang là thiếu nết na đứng đắn – và chúng ta thấy đấy không may thế giới hùa theo coi điều đó như là một luật lệ – đó là mưu mô của quỷ dữ, đó là một cái bẫy tinh khôn quỷ dữ giăng bắt các linh hồn, tương tựa như trò chơi của các tay thợ săn trong rừng và trong các lĩnh vực vậy.

Thiên Chúa không có ban tặng quần áo cho chúng ta như thể một thứ trang sức theo nhu cầu nuôi dưỡng con người hư vô và phù phiếm của chúng ta. Không! Ngài ban nó cho chúng ta như một thứ đảm bảo chúng ta chống lại tội lỗi, tựa như một biểu hiệu đền vì tội lỗi đã phạm, và phải chịu hình phạt vì tội phạm đó, đồng thời nhắc nhở hết thảy chúng ta buộc phải vâng lời giới luật của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy bắt đầu hồi tâm xem đâu là dấu hiệu của hình phạt và đền vì tội đã phạm, và một sự đảm bảo chống lại cám dỗ. Mạch văn thánh kinh thuật lại với chúng ta rằng, sau khi hai ông bà phạm tội, Ađam và Evà đã lấy lá vả làm khố che thân; nhưng Thiên Chúa không lấy sự việc này làm đủ vì, Thánh Kinh thuật lại với chúng ta, Ngài “làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” (Sá ng thế 3:21)

Thế rồi, theo một trình thuật của hình phạt và đền vì tội đã phạm: “Yahwêh Thên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Êđen để cày cấy đất đai, con người đã được lấy ra từ đó” (St 3:23). Và ở đấy “cho đến khi trở về với đất, (hay nói cách khác là cho tới khi chết), vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Vì ngươi là đất bụi và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19). Như vậy, sau khi mặc đồ cho họ, Thiên Chúa đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng chỉ sau khi đã ra hình phạt, bắt họ phải làm việc đền tội, bảo họ phải canh tác đất đai cho đến khi trở về với đất mà từ đó họ đã được lấy ra.

Con người tự mình mang án chết bởi tội bất phục tùng giới răn Thiên Chúa, Ngài đã dặn họ: “Nhưng trái cây cho biết điều thiện ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2:17). Vâng, thân xác bạn sẽ chết vì tội đã phạm và tội phạm đến giới răn Thiên Chúa. Nhưng tệ hại hơn nữa, linh hồn của bạn sẽ bị hư mất đời đời ngoại trừ khi bạn ăn năn cải thiện và làm việc đền tội. Bạn sẽ chết nếu không chịu cải thiện đời sống, bạn sẽ chết nếu không chịu quay về tuân phục giới răn Thiên Chúa.

Tuy thế, điều cảnh báo đó không chỉ có hai lý do – hình phạt và đền vì tội chúng ta đã phạm – mà Thiên Chúa đã mặc lấy chúng ta; bên trong việc con người được đảm bảo chống lại tội lỗi đó cũng còn có những mục đích phụng sự khác nữa, việc ăn mặc nết na giản dị cho biết chúng ta thuộc thành phần được tuyển chọn nhằm phân biệt với những phường vô đạo đức mất nết, cho phép chúng ta tự giới thiệu mình như những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô và đối với thế gian.

Đồ mặc trang phục cũng nhắc nhở chúng ta về luật pháp Thiên Chúa, và đòi buộc chúng ta phải nghiêm chỉnh tuân hành. Trong thực tế, Thiên Chúa yêu cầu dân của Người mặc lấy quần áo, vì qua đồ mặc của họ, là những biểu hiệu nhắc nhở họ về những Thánh luật của Thiên Chúa: “bảo chúng phải làm tua khâu vào tà áo của chúng, qua mọi thế hệ, và cột lên tua áo đó một sợi giây màu xanh. Vậy các ngươi sẽ mang tua áo, và khi nhìn thấy nó, các ngươi sẽ nhớ đến mọi lệnh truyền của Thiên Chúa mà thi hành, chứ không theo con tim và đôi mắt các ngươi mà đi làm điếm.” (Dân số 15:38-39)

Thế nên, đồ chúng ta mặc là để bảo vệ con mắt và tâm hồn của mình, bởi đó chúng ta sẽ không cho phép mình bị sa chước cám dỗ của xác thịt, thế gian và ma quỷ.

Tua áo được nhắc đến trong mạch văn chắc chắn có ý nói đến một số phục sức qua quần áo của chúng ta; như thế trang phục phải xứng hợp với nhân phẩm con người, nết na đoan trang, giản dị, đơn sơ, tự trọng, thúc đẩy chúng ta tầm sát các huấn giới của Thiên Chúa.

Sau cùng, chúng ta hãy gẫm điều mà Thiên Chúa biểu lộ: “qua mọi thế hệ”. Điều này làm chúng ta suy rằng Thiên Chúa không nói chỉ vì ích lợi riêng cho dân Do Thái mà thôi. Những gì Ngài truyền cho họ cũng đều có quan hệ đến chúng ta hôm nay, và cả đến các thế hệ đời sau nữa – không chỉ có hình thức của dấu hiệu được chọn bề ngoài mà, tự nhiên, thay đổi, nhưng bên trong còn có nghĩa là nếu chúng ta tôn trọng công việc sáng tạo của Thiên Chúa có trật tự lớp lang thì chúng ta không được đánh mất mục đích chính của mình. Bởi lẽ luật lệ đến với chúng ta là từ Thiên Chúa và bất biến, chẳng hề thay đổi; cũng như Ngài là Đấng không hề đổi thay.