T2, 11 / 2017 1:06 Chiều | Đức Tin Jesus

“Hỡi con, hãy hết lòng tin tưởng vào Thầy và hãy để mắt noi gương Thầy!” (Cn 23: 26)

“Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẻ với các thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà.” (Rm 12: 9-12)

Câu đầu tiên trong Thánh Kinh đã tạo một tiếng vang thật sự trong lòng tôi là câu: “Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3, 16)

Khi tôi 15 tuổi, tôi mê mọi sự – tất cả, trừ Chúa Giêsu. Vì đi lễ cũng chẳng làm cho tôi nóng hay lạnh và tôi thích xem truyền hình hơn là lần tràng hạt. Tôi chắc chắn là tôi “hâm hẩm”. Khi đó tôi cầu nguyện không ngừng để tôi được mê Chúa: Tôi muốn mình có cảm giác mạnh.

Đức tin không phải là chuyện của tình cảm

Điều hồi đó tôi chưa hiểu, đó là đức tin không phải là chuyện tình cảm. Cũng như tình yêu, đức tin là một lựa chọn. Sống, không biết bao nhiêu các cảm nhận mạnh hay những khóa tĩnh tâm không làm cho bạn thành thánh, cũng như các kỳ nghỉ hè thơ mộng cũng không làm cho bạn tránh được các vấn đề của vợ chồng. Vì tình cảm rồi sẽ giảm đi dù người ta cố để duy trì. Điều còn lại là ý chí sống để mình là người được yêu dù tình cảm như thế nào lúc đó.

Văn sĩ người Anh C.S. Lewis đã trình bày thật tiêu biểu: “Vậy mà đức tin là nghệ thuật bám dính vào các xác tín mà lý lẽ của bạn đã chấp nhận một lần cho tất cả, mặc cho các giao động tính khí”. Như thế, đây không phải là nghệ thuật thay đổi tính khí hay cảm xúc, nhưng đúng hơn là nghệ thuật từ chối không để tính khí lúc đó làm chủ mình.

Hiến trọn con người mình

Khi Chúa không bằng lòng các tín hữu hâm hẩm, không phải vì ngài muốn chúng ta có cảm giác mạnh. Ngài nhắc chúng ta nhớ lại các chọn lựa của mình. Trong câu trích Châm ngôn, hãy cho Chúa hết tấm lòng của chúng ta, thì đó là một thách thức để chúng ta không cho Ngài các cảm giác của mình, nhưng trọn con người của mình. Đó là tiếng kêu chống lại “loại công giáo của ngày lễ Giáng Sinh và ngày lễ Phục Sinh”, hoặc “công giáo của ngày chúa nhật”, hoặc “thậm chí công giáo mỗi ngày nhưng không hết tận tấm lòng”. Thiên Chúa muốn chúng ta trao trọn. Ngài muốn các buổi sáng chúa nhật của chúng ta nhưng cũng muốn cả các chiều thứ bảy, muốn thư viện và muốn cả căn phòng ngủ, muốn sự nghiệp chúng ta và muốn cả quyển sổ chi phiếu của chúng ta. Ngài muốn quá khứ, hiện tại, tương lai, Ngài muốn tấm chi phiếu khoán trắng đời chúng ta. Ngài muốn các tội của chúng ta nhưng cũng muốn các đức hạnh của chúng ta, Ngài muốn các nỗi sợ nhưng cũng muốn các sức mạnh của chúng ta.

Một tiếng gọi vừa rất mạnh và vừa rất mông lung

Chúa không thích thú gì với những “tín hữu dở dở ương ương”, ngoại trừ họ đang trên đường tìm đến Chúa. Dù cho sức đam mê của tuổi vị thành niên, tôi cảm nhận nếu tôi không hoàn toàn thuộc về Ngài thì không tốt. Tất cả những gì tôi thấy lúc đó là tôi có những cảm giác mạnh, nhưng có quá nhiều chuyện mà tôi phải kềm lại. Khi nào cũng như vậy. Tôi luôn muốn kiểm soát đời mình, tôi muốn mọi người nghĩ là tôi xuất chúng, tôi muốn lúc nào mình cũng có lý trên tất cả mọi chuyện. Tôi nghe Chúa gọi tôi: “Con cho Ta tâm hồn của con, con của Ta, con cho Ta tâm hồn của con”, nhưng tiếng gọi để tôi tận hiến cho Ngài trọn vẹn thì rất mạnh nhưng cũng rất mông lung.

Và trong mọi sự này Thánh Phaolô nói gì? Ngài là người mà chuyện gì ngài cũng cảm nhận rất sâu đậm. Nhưng đôi khi cũng ngần ngại… Những lời của ngài như nói cho riêng tôi. Và Ngài không nói đơn giản: “Hãy cảm nhận thêm nhiều chuyện! Hãy thánh thiện hơn! Hãy cầu nguyện tốt hơn!”. Ngài nói chính xác hơn.

“Con hãy kinh hoàng mà tránh sự dữ”

Những gì ngài nêu lên là những gì phong phú nhất trong các bài viết của ngài. Đó là thức ăn đậm đặc cho tâm hồn được thanh luyện bằng vài câu (rất dài, đúng vậy!). Ngài không nói: “Hãy dễ thương”, Ngài nói: “Hãy tranh đua sự kính trọng của người này người kia”. Với ai, rõ ràng tôi tỏ ra tôn trọng hơn tuần này? “Con hãy kinh hoàng mà tránh sự dữ”. Trong chừng mực nào tôi đã đi ngược với các giá trị của mình khi tôi ngồi xem những chuyện khùng điên trên truyền hình? “Hãy vững vàng trong thử thách.” Đâu là các quan hệ khó khăn mà tôi đầu hàng trong khi Chúa gọi tôi phải tăng gấp đôi tình thương? “Đừng làm chậm đà tiến của mình.” Tôi có dám nói về Chúa Giêsu một cách mạnh bạo và thường xuyên không?

Đoạn thư gởi tín hữu Rôma này là một đoạn xét mình tuyệt vời cho những người hâm hẩm. Nếu bạn đồng ý, cũng như tôi, nghe tiếng Ngài gọi tận hiến cho Ngài hết lòng, thì bạn hãy nghe lời khuyên của Thánh Phaolô tuần này. Không làm tất cả một lần, sẽ quá nhiều và cũng sẽ chẳng tới đâu. Hãy đọc lại đoạn này, suy ngẫm và cầu nguyện. Hãy chọn một lãnh vực mà Chúa đòi hỏi bạn không điều kiện, không màu mè với Ngài và hành động hăng say như bạn mong muốn cảm nhận.

Việc bạn tận hiến cho Chúa hĐoạn thư gởi tín hữu Rôma này là một đoạn xét mình tuyệt vời cho những người hâm hẩm. Nếu bạn đồng ý, cũng như tôi, nghe tiếng Ngài gọi tận hiến cho Ngài hết lòng, thì bạn hãy nghe lời khuyên của Thánh Phaolô tuần này. Không làm tất cả một lần, sẽ quá nhiều và cũng sẽ chẳng tới đâu. Hãy đọc lại đoạn này, suy ngẫm và cầu nguyện. Hãy chọn một lãnh vực mà Chúa đòi hỏi bạn không điều kiện, không màu mè với Ngài và hành động hăng say như bạn mong muốn cảm nhận.

Việc bạn tận hiến cho Chúa hết lòng không dính gì với cảm xúc. Đó là thứ trật của một quyết định bạn phải chọn, cho ngày hôm nay, cho ngày mai, cho tất cả mọi ngày tiếp theo. Quyết định thuộc về Ngài dù có như thế nào. Đó là một đam mê đáng để bỏ công sức ra cầu nguyện.

Marta An Nguyễn chuyển dịch