T6, 05 / 2018 4:25 Chiều | Đức Tin Jesus

242 năm tuổi đời, có thể nói Mỹ là quốc gia có lịch sử lập quốc ngắn nhất thế giới, nhưng lại vươn lên trở thành quốc gia hùng cường nhất trên mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự và đặc biệt là khoa học công nghệ. Điều gì khiến quốc gia non trẻ này làm nên điều thần kỳ như vậy?

Câu trả lời chính là Đức Tin. Có tới 95% người Mỹ từ tầng lớp bình dân cho đến giới tinh hoa đều có niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, điều mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Những con số ấn tượng

Có thể nói Mỹ là cường quốc thể thao với 2.601 chiếc huy chương Olympic, bỏ xa vị trí thứ hai của Nga với 1.204 chiếc. Tinh thần thể thao của người Mỹ không chỉ thể hiện trong thi đấu, mà họ rất chăm tập thể thao, một đất nước hùng mạnh cũng thể hiện ở thể chất khỏe mạnh.

Trong top 100 trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, nước Mỹ sở hữu 61 trường và trong nhiều năm luôn dẫn đầu thế giới về số đầu sách xuất bản: Hơn 300.000 đầu sách/năm.

Trong số 117 triệu hộ gia đình ở Mỹ, có tới hơn 7 triệu người (cứ 1 trong 20 người) có tài khoản hơn 1 triệu đôla (không tính nhà cửa). Trong số này chỉ có khoảng 8% số người được thừa kế. Điều này có nghĩa là nước Mỹ dẫn đầu thế giới về số lượng các triệu phú tự lập.

Tên tuổi nước Mỹ nhiều năm luôn giữ vị trí đầu bảng Chỉ số Thế giới về mức độ làm thiện nguyện (tính % dân số). Người Mỹ thường xuyên hiến tặng tài sản, làm việc công ích hay tình nguyện giúp đỡ người khác một cách nhiệt tâm. Chính phủ Hoa Kỳ cũng dành nhiều tiền nhất so với các nước khác cho các công tác nhân đạo, hỗ trợ an ninh và giúp các nước nghèo trên thế giới.

Là quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến bậc nhất, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế: 57.239, chiếm hơn ¼ tổng số bằng sáng chế của cả thế giới.

Thêm nữa, Mỹ cũng chiếm ngôi vị số 1 về số lượng công trình nghiên cứu khoa học chất lượng cũng như số lượng các bài nghiên cứu khoa học được xuất bản: 2,9 triệu tờ (thống kê trong 10 năm), vượt xa Nhật và Đức ở vị trí thứ 2 và 3 cộng lại chỉ có 800.000 tờ.

Chính phủ Mỹ cũng dành ngân sách chi tiêu cho khoa học nghiên cứu cao nhất thế giới: 473 tỷ đôla – cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt khi so sánh với Liên minh Châu Âu chỉ có 388 tỷ đôla.

Và cuối cùng, cho tới nay không một quốc gia nào có thể “lật đổ” được “sự thống trị” của người Mỹ tại giải thưởng danh giá nhất hành tinh – giải Nobel. Mỹ không chỉ giành ngôi vị quán quân tuyệt đối trên bảng thành tích với 350 nhà khoa học được tôn vinh, mà còn bỏ xa nước Anh ở vị trí á quân với 117 người đoạt giải.

Ngoại trừ các năm 1957 và 1991, chưa bao giờ người Mỹ vắng mặt ở lễ trao giải Nobel. Việc các nhà khoa học Mỹ lập hat-trick, giành cả 3 giải Nobel khoa học trong cùng 1 năm đã xảy ra không chỉ một lần. Trong số đó, Sinh lý học và Y khoa là hai ngành khoa học đạt được nhiều thành công nhất với 94 nhà khoa học đoạt giải kể từ năm 1901.

“Mỹ là quốc gia của những người tin Chúa”

Tổng thống Trump từng nói: “Chừng nào còn có Thiên Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ đơn độc. Dù bạn là người lính đứng gác ca đêm, hay người cha, người mẹ đơn thân làm việc ca đêm, Thiên Chúa sẽ luôn ban cho chúng ta niềm an ủi, sức mạnh và sự khích lệ. Chúng ta cần phải cứ tiếp tục tiếp tục tiến lên”.

Liệu có nghịch lý không khi một quốc gia dẫn đầu thế giới về các phát minh khoa học và sở hữu công nghệ tối tân, lại gửi gắm hoàn toàn niềm tin vào Thiên Chúa? Kết quả điều tra của Gallup cho thấy 95% người Mỹ đặt niềm tin vào Thiên Chúa, nghĩa là cứ 10 người Mỹ thì có tới hơn 9 người tin vào sự chở che của Ngài. Kết quả thăm dò của Gallup dựa trên các cuộc phỏng vấn điện thoại được tiến hành ngẫu nhiên với những người từ 18 tuổi trở lên tại 50 bang và đặc khu Columbia.

Ngoại trừ các năm 1957 và 1991, chưa bao giờ người Mỹ vắng mặt ở lễ trao giải Nobel. Việc các nhà khoa học Mỹ lập hat-trick, giành cả 3 giải Nobel khoa học trong cùng 1 năm đã xảy ra không chỉ một lần. Trong số đó, Sinh lý học và Y khoa là hai ngành khoa học đạt được nhiều thành công nhất với 94 nhà khoa học đoạt giải kể từ năm 1901.

Trong suy nghĩ của người Mỹ, Chúa đã tạo ra họ và họ thuộc về Chúa. Chúa ban cho họ sức mạnh và ý chí vì họ cho rằng năng lực của con người là vô cùng giới hạn. Chỉ có ở Mỹ, bạn mới biết câu nói mà từ dân thường cho đến giới tinh hoa sử dụng nhiều nhất, đó chính là “God bless you” (Cầu Chúa phù hộ cho bạn).

Trong Ngày Cầu Nguyện Quốc gia (2018), Tổng thống Donald Trump nói rằng: “Những gì tôi hay nghe nhất ở đất nước chúng ta là 6 từ chưa bao giờ, chưa lần nào mà không chạm đến trái tim tôi – “Cầu Chúa phù hộ cho bạn”.

Ở Mỹ, nếu một người Thiên Chúa giáo nào yêu quý bạn, món quà mà họ trân quý muốn dành tặng bạn chính là cuốn Kinh Thánh, và lòng nhiệt thành họ dành cho bạn là mời bạn đi dự những sự kiện của nhà thờ.

Đa số người Mỹ thường cầu nguyện trước bữa ăn. Họ nắm tay nhau và cầu nguyện, cảm ơn Thiên Chúa đã ban cho họ thức ăn, cho họ những người bạn tốt và cầu chúc những điều tốt lành đến với mọi người.

Người Mỹ cầu nguyện ở bất cứ đâu, trường học, bệnh viện, công sở… và ngay cả trên các hạm đội tàu sân bay, người Mỹ cũng có phòng cầu nguyện cho thủy thủ đoàn thực hành theo tín ngưỡng riêng của mình.

Từ 60 năm trước, sân bay Quốc tế Boston Logan mở nhà cầu nguyện đầu tiên, và kể từ đó, tất cả các sân bay trên khắp nước Mỹ đều thiết kế thêm không gian để mọi người có thể Cầu nguyện, Thờ phụng và Thiền định. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (2015), hơn một nửa trong số 30 sân bay quốc tế lớn và nhộn nhịp nhất ở Mỹ đều có các nhà cầu nguyện dành cho các tín ngưỡng như Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo. 14 trong số đó thường xuyên tổ chức các buổi lễ. 4 sân bay không thường xuyên tổ chức lễ cầu nguyện nhưng có các phòng để suy ngẫm, xưng tội. Ngoài ra, 12 sân bay còn có các thánh lễ Công giáo.