T4, 10 / 2017 10:24 Chiều | Đức Tin Jesus

Chúng ta cô đơn vì chúng ta buộc phải sống với cái cách mà chúng ta không muốn, chúng ta hy vọng tìm được cái đích đến của bản thân hơn là những bài diễn văn sáo rỗng vẫn xuất hiện la liệt mỗi ngày.

Đưa nỗi cô đơn của mình lên mức cao hơn là chuyện không dễ để làm, đặc biệt trong nền văn hóa chúng ta, khi tất cả mọi chuyện như muốn mời gọi chúng ta đi con đường thoải mái. Giống như xã hội Ivan Klima dựng lên, xã hội này mời gọi chúng ta đi con đường ngược lại, con đường có nhiều người đi. Ngay cả ở những người có lòng tin, ý tưởng thường thấy là nếu cái giá quá cao thì không đáng để kiên định, không đáng để duy trì một lý tưởng cao. Nền văn hóa chúng ta còn đề nghị: Thà hạ tiêu chuẩn xuống còn hơn sống trong đau khổ. Thà để tâm hồn chịu nhục còn hơn chịu cô quạnh. Thà bán rẻ bản thân mình còn hơn ở một mình.

Vừa rồi có một nữ độc giả viết thư cho tôi, kể nổi bực tức  khi bà biết các bạn trong giáo xứ không nâng đỡ để bà sống một lý tưởng cao hơn. Bà viết như sau: “Tôi góa chồng bảy năm nay, tôi sống trong buồn tủi và cô đơn. Tôi nhớ lại khi chồng tôi mới chết, các người bạn thân có đạo nói với tôi: “Bạn sẽ lấy chồng lại sớm thôi.” “Tại sao làm đám cưới, chỉ cần sống với nhau thôi.” “Tại sao sống với một người, chỉ cần ngủ qua đêm tối thứ bảy thôi.” Thái độ này rất thường thấy ở lứa tuổi của tôi. Tôi chưa bao giờ đọc các bài viết thiêng liêng về chuyện này. Cha có một số lượng độc giả lớn. Cha có thể viết được không?”

Thư của bà tiếp tục giải thích rõ về điểm này: «Có rất nhiều điều kỳ thú, tuyệt vời mà những người góa chồng góa vợ có thể đóng góp cho xã hội mà hiện nay họ chưa làm được. Thế giới này cổ võ cho hiệu năng và ngoại hình đẹp, dùng phương tiện y khoa để trị rối loạn tình dục, có sở thích du lịch điệu đàng, nhà cao cửa rộng, luôn luôn trẻ, luôn luôn đẹp, luôn luôn có đôi có cặp, làm đủ cách để chống già, lột da, hút mỡ, vv. Chúng ta cần một tiếng nói khác! Nơi đó, chúng ta sẽ được nghe tiếng nói nói niềm vui làm lại một cuộc sống cao đẹp hơn cuộc sống chúng ta, đi vào mãnh đất khô cằn của các tâm hồn, thể xác đã bị tan vỡ, để tinh thần rốt cuộc có thể tung cánh bay tự do, không vướng bận, bởi những vết nứt, vết nhăn.

Có thể đó không phải vì chúng ta mất lý tưởng, mà tuyệt vọng vì điều đó đến với chúng ta. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều muốn giữ một phẩm cách cho tâm hồn, luôn muốn tìm  gặp một ai đó và để vinh danh chúng ta, với tất cả lòng tôn kính con người thật của mình. Nhưng, như một ký giả vừa viết một quyển sách về chay tịnh gần đây, ông nói lý tưởng này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta còn trẻ và luôn luôn mơ người mình mong chờ, hơn là bây giờ đang ở tuổi ngoài bốn mươi và đã từ lâu không còn hy vọng một cái gì tốt hơn sẽ đến với mình. Bà nói nền văn hóa của chúng ta tin, như các loại bài hát phổ thông hay hát, thà bị tình phụ còn hơn không bao giờ có tình yêu. Nhưng như nữ văn sĩ Doris Lessing đã từng nói: Chỉ có một tội duy nhất hơn bất cứ một tội nào khác, đó là tội bằng lòng cái… tốt thứ nhì!

Rất nhiều người ở trong trận chiến này. Và đây là một bà góa khác viết: «Với một tấm lòng tôn kính sâu xa và danh dự mà chúng ta phải kêu gọi đến lòng can đảm để tránh xa bất cứ cái gì không để lại âm vang về một sự thật rằng chúng ta đã chiến đấu để tự mình hiểu được những con đường sâu thẳm nhất. Và nếu cuối cùng, chúng ta vẫn ở một mình trước sự hiện diện của Chúa thì đó là con đường mà chúng ta luôn luôn phải đi tới. Nói cách khác, tôi tự đặt ra các giới hạn cho mình, và đó là nỗi cô đơn rất lớn!»

Đó là lời mô tả chính xác tâm trạng của Chúa Giêsu trong vường Giệt-sê-ma-ni. Trong đoạn mô tả sự Thương Khó của Chúa Giêsu, các thánh sử không bao giờ ngừng lại ở đau đớn thể xác (đánh đòn, đóng đinh) nhưng trọng tâm là nỗi cô đơn về mặt tinh thần, cô đơn tận cùng, cái gọi là «đồng nhất trừ một». Người từ chối đi ngược lại và đó là món quà to lớn cho chúng ta. Người đã trả giá trong máu và trong cô đơn, để đi vào mãnh đất khô cằn của các tâm hồn, thể xác đã bị tan vỡ để mang cô đơn lên tầm mức cao hơn. Mặc cho đau đớn, sỉ nhục, cô đơn, Ngài không đi ngược lại lý tưởng của mình. Và Người ở trong nỗi cô đơn tận cùng.

Ở bên trong những gì tốt nhất tâm hồn, chúng ta nghe tiếng Người mời gọi: Sống trong đau khổ hơn là hạ thấp tiêu chuẩn của mình, thà chịu có thể bị cô đơn còn hơn đi ngược với con người mình, và thà cô đơn, cô quạnh, dù phải cô đơn tận cùng nhưng không được bán rẻ mình.

Sưu tầm