T4, 11 / 2017 10:23 Chiều | Đức Tin Jesus

Ngày 23 tháng 10, nhật báo danh tiếng Mỹ “The New Yorker” đăng trên trang nhất hình ảnh một người ăn xin các người máy. Chủ đề chạy theo thời, thậm chí là có tính thời sự, bởi vì các bậc quyền thế của kỹ thuật cao, lập đi lập lại lời loan báo rồi đây thông minh nhân tạo sẽ vượt thông minh con người, một thông minh có giới hạn, và rồi đây thông minh nhân tạo này sẽ kiểm soát các công việc ở trần thế.

Và các cư dân mạng có nhiều phản hồi khác nhau. Có người đùa “trang nhất này”, có người còn ca tụng tiến bộ, sắp tới đây tiến bộ kỹ thuật sẽ giúp con người không còn làm các công việc cực nhọc. Cư dân khác thì lo lắng cho sự lên ngôi của nhà độc tài chuyên chế này, loại “phát-xít kỹ thuật” không còn tính người, làm con người ở dưới tầm ảnh hưởng của các rô-bô cực mạnh. Phản ứng lo lắng. Chờ xem. Các nhà khoa học lỗi lạc cảnh báo chống lại sự phát triển mọi hướng của thông minh nhân tạo (IA): “Các hình thức thô sơ ban đầu của thông minh nhân tạo đã cho chúng ta thấy chúng rất hữu ích. Nhưng tôi nghĩ một sự phát triển thông minh nhân tạo toàn vẹn sẽ làm chấm dứt nhân bản”, “một khi con người phát triển thông minh nhân tạo thì thông minh nhân tạo sẽ tự bứt đi một mình, và rất nhanh chóng, nó sẽ tự tái định nghĩa, vì con người, bị giới hạn do sự tăng trưởng chậm của sinh lý sẽ không thể cạnh tranh được với thông minh nhân tạo và sẽ bị nó vượt qua”.

Dù người ta có phủi tay, thì có thể nói sẽ không bao giờ rô-bô có thể tự chính nó có ý thức như trang nhất tờ báo đề nghị không? Vậy mà tháng 2-2017, Quốc hội Âu châu đã thông qua một nghị quyết theo đó các rô-bô từ nay sẽ là “những người máy điện tử có trách nhiệm sửa chữa mọi thiệt hại gây ra bởi một tác nhân thứ ba”. Trong cùng chiều hướng này, người ta càng ngày càng nói đến mối dây liên kết chặt chẽ giữa con người và rô-bô, và sự dễ dàng, qua đó con người có thể phát triển các tình cảm yêu thương với một cái máy.

Như thế trang bìa của báo New Yorker không phải là vô hại. Trong số tháng 9-2017, tạp chí Triết lý tiếng Pháp Philosophie Magazine đăng một hồ sơ về cuộc sống các rô-bô. Triết gia Michel Serres tự hỏi không biết các rô-bô có sẽ là các nô lệ mới của chúng ta. Ông lạc quan thấy, rõ ràng đây là một tiến bộ có thể giúp chúng ta ra khỏi tình trạng buôn người. Theo nữ luật sư Nathalie Nevejans thì ngược lại, phải duy trì máy móc ở tình trạng một vật dụng bất động, còn bà Catherine Simon, nhà sáng lập Innorobo, văn phòng rô-bô chuẩn ở Pháp thì theo bà phải nhắm đến sự hợp tác hài hòa giữa con người và rô-bô”.

Còn trên quan điểm của tín hữu Kitô? Trong những năm sắp tới, các tương quan giữa con người và máy sẽ ngày càng đặt vấn đề một cách dữ dội, bởi vì chúng ta có thể đang ở trước một thời kỳ mới. Như ở mỗi khúc quanh lịch sử, vai trò của tín hữu Kitô không phải chống một cách có hệ thống các thay đổi nhưng đúng hơn là đi theo dòng lịch sử trong Chúa Kitô, và tái định hướng nó để đặt tên cho nó và mang một cái gì bổ túc thêm cho tâm hồn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch