T5, 02 / 2018 8:50 Chiều | Đức Tin Jesus

Có một sức mạnh nào đó trong việc cầu nguyện và lần chuổi Mân Côi. Mời các bạn hãy cùng tôi khám phá ra sức mạnh đó – một sức mạnh vốn có thể làm đổi thay cả thế giới; một sức mạnh có thể hoán chuyển các gia đình; và một sức mạnh có thể làm đổi thay chính từng người trong chúng ta. Cứ mỗi lần chúng ta lần hạt Mân Côi, thì quỷ Satan bị mất thế đứng trên trần gian này. Cứ bất kỳ nơi đâu mà có lời nguyện cầu từ trái tim, thì khi đó quỷ Satan không còn thể nào sống xót được nữa.

Khi chúng ta nói về “sức mạnh của chuổi Mân Côi,” tức là chúng ta nói về sức mạnh siêu nhiên mà Thiên Chúa lan tỏa cho chúng ta. Sức mạnh này được lan tỏa ra khi chúng ta suy gẫm về 20 Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, vốn cũng chính là linh hồn của Chuổi Mân Côi. Từ đó, chúng ta ngắm nhìn lên gương mặt của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, và chúng ta làm điều này cùng với sự kết hiệp của Trái Tim Vô Nhiểm của Người Mẹ của Ngài.

Để cộng tác với Thiên Chúa và Mẹ của Ngài trong việc giải tỏa ra sức mạnh của Chuổi Mân Côi, chúng ta phải thật sự lồng vào được trong chính tâm hồn của Chuổi Mân Côi. Thế tâm hồn của Chuổi Mân Côi chính là gì?

Thưa, tâm hồn của Chuổi Mân Côi chính là sự trầm ngâm suy niệm trong sự thinh lặng. Tâm hồn của Chuổi Mân Côi chính là việc trầm ngâm suy niệm về các mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô như chính Ngài đã từng sống trên trần gian này. Những mầu nhiệm thiêng liêng này xứng đáng cho sự cứu rỗi của chúng ta và sự cứu rỗi cho cả thế giới. Khi chúng ta lần hạt Mân Côi, chúng ta đặt chính chúng ta trong sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô như thể là Ngài đã sống trong 20 mầu nhiệm đó. Những mầu nhiệm của Chúa Kitô trở thành những Mầu Nhiệm của Chuổi Mân Côi, và rồi những mầu nhiệm đó trở thành những mầu nhiệm của chúng ta. Chúng ta tự nhận dạng ra chính chúng ta bằng những mầu nhiệm của chính Thiên Chúa của chúng ta; chúng ta bước vào các mầu nhiệm ấy cùng với Ngài, vì Ngài là Đấng Cứu Rỗi chúng ta.

Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, từ lúc Ngài hiện diện nơi trần gian với bản tính con người, thì bản tính đó đã được dự phần với bản tính Thiên Chúa của Ngài, và đó chính là phần thưởng về hồng ân mà Ngài mang đến cho chúng ta. Người Con Một của Thiên Chúa đã trở thành người và hiện diện ngay từ giây phút mà Mẹ Maria đáp lại lời của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, “Xin hãy làm theo lời Người!” Ngay từ giây phút đó, tâm hồn nhân loại của Chúa Giêsu đã được hình thành. Cũng vào giây phút đó, thân thể của Chúa Giêsu bắt đầu được hình thành nên trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Vào chính giây phút mà Mẹ Maria nói lên lời “Xin Vâng” – “Xin hãy làm theo lời Người” – thì Người Con Một của Thiên Chúa, Đấng Uy Nghi và là Thượng Đế bất diệt đã nhập vào trần gian, và cùng dự phần với bản tính Thiên Chúa bất diệt của Ngài như là một tâm hồn và một xác phàm của loài người giống hệt chúng ta.

Thân thể của chúng ta, linh hồn của chúng ta – của riêng bạn và tôi – đã bắt đầu hiện diện ngay từ giây phút chúng ta được thai nghén, khoảng 9 tháng trước khi được sinh ra. Xác phàm đó được giữ để cho linh hồn được tạo dựng nên ngay từ lúc được thụ thai. Cũng chính từ đó mà con người xác phàm của chúng ta được hiện diện nơi trần gian, được tạo dựng nên bởi chính Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao mà mạng sống con người rất là thánh thiêng ở bất kỳ giai đoạn nào.

Tuy nhiên, đối với Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Thiên Chúa và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, thì có một sự khác biệt rõ ràng. Bản thể của Ngài chính là Đấng Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Ngôi Lời Bất Diệt, Con Một Thiên Chúa thì luôn luôn lúc nào cũng hằng hữu. Bản thể của Ngài không cần phải được tạo dựng nên như chúng ta. Khi Mẹ Maria đáp: “Hãy làm theo lời Người,” thì Đấng Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, đã từ trời ngự xuống trong cung lòng của Đức Nữ Trinh Maria. “Ngôi Lời đã thành sự thật và hiện diện nơi chúng ta,” chính là vì vậy. Bản tính nhân loại của Chúa Giêsu Kitô đã có một sự khởi đầu, thế nhưng Bản Thể Thiêng Liêng của Ngài thì luôn lúc nào cũng hằng hữu.

Giáo Hội dùng cách diễn tả “Sự Kết Hợp của Nhị Tính” (tức “Hypostatic Union”) nhằm mô tả về sự kết hợp làm một của nhân tính và thần tính mà Đức Kitô trở thành vị Thánh Tử. Phải chăng đó không phải là một sự diệu kỳ sao? Phải chăng đó không phải là một sự cao cả sao? Phải chăng đó không phải là một sự ngạc nhiên lý thú sao? Chúng ta gọi việc đó chính là Sự Nhập Thể (Incarnation) và Ngôi Lời đã trở thành sự thật và hiện diện giữa chúng ta. Chúng ta cử hành mầu nhiệm này cứ vào mỗi mùa Giáng Sinh. Chúng ta chuẩn bị để cử hành mầu nhiệm này cứ vào mỗi Mùa Vọng sắp đến trong khoảng 4 tuần lễ trước đó. Chúng ta suy niệm về điều này khi chúng ta lần hạt các Mầu Nhiệm của Sự Vui. Các Mầu Nhiệm của Chúa Kitô cũng chính là những mầu nhiệm của chúng ta. Trong việc kết hiệp với Mẹ Maria, chúng ta suy gẫm về Ngày Lễ Truyền Tinh. Bằng chính cặp mắt của tâm hồn chúng ta, chúng ta thấy được Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel đến để loan báo “tin vui” cho Mẹ Maria. Và Mẹ Maria đã hoàn thành ý chỉ của Thiên Chúa qua việc Mẹ đáp lời, và cũng từ đó mà Đấng Cứu Chuộc của thế giới đến và ngự giữa chúng ta.

Kế đến chúng ta cùng với Mẹ Maria đi thăm viếng người chị họ của Mẹ là bà Elizabeth. Ở đó, chúng ta chứng kiến được Thánh Gioan Làm Phép Rửa cũng nhãy mừng trong lòng bà Elizabeth khi Mẹ Maria chào bà Elizabeth, người đã kêu lên: “Tôi xứng thế nào cho được khi Mẹ của Thiên Chúa đến viếng thăm tôi?” Và Mẹ Maria đáp lại: “Tâm Hồn tôi hoan hĩ trong Thiên Chúa!” Thì đây chính là những mầu nhiệm kỳ diệu (stupendous) của đức tin, và khi chúng ta lần chuổi Mân Côi một cách đúng đắn, thì chúng ta cũng sẽ được thông hiệp trong niềm vui sướng đó. Chúng ta cùng suy niệm với Mẹ Maria, vì lẽ, các mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng chính là những mầu nhiệm của chúng ta, và khi đó sức mạnh của chuổi Mân Côi được giải tỏa ra cho chúng ta. Những mầu nhiệm thánh có liên quan đến công cuộc cứu rỗi chúng ta, đã chạm được thẳm tâm sâu của trái tim chúng ta, tâm hồn của chúng ta, và thần khí của chúng ta, để từ đó nó được hoán chuyển càng nhiều và mạnh mẽ hơn nữa để nên giống với Chúa Giêsu Kitô. Vào lúc này, thì Mẹ Maria đang hướng dẫn chúng ta. Sức mạnh không hiện diện trong mổi hạt của chuổi Mân Côi, và sức mạnh của Chuổi Mân Côi cũng không hiện diện trong những chuổi hạt vô tri vô giác đó, cho dẫu hạt và chuổi có đẹp đẽ đến đâu.

Vừa mới đây, khi tôi đứng với một nhóm người hành hương từ Hoa Kỳ trước một hình ảnh có tính phép lạ tức bức tượng Đức Mẹ Czestochowa hiện ra tại đất nước Ba Lan. Trong nhiều thế kỷ qua, bức tượng này đã trở thành trung tâm điểm của việc sùng kính Mẹ Maria bên trong đền thờ quốc gia dành cho Mẹ tại Ba Lan. Ai ai cũng cảm nhận được có sự hiện diện của Mẹ Maria tại đó. Có người còn cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng của Mẹ Maria tại đó, khi Mẹ đang lôi kéo các con Mẹ đến với Chúa Giêsu Kitô. Tôi được hân hạnh dâng tiến sự Hy Sinh trong Thánh Lễ chỉ cách bức tượng mang tính phép lạ đó vài gang tấc. Và rồi, vào ngày 11 tháng 9, tôi cũng hướng dẫn các khách hành hương đọc kinh Kính Mừng trước bức tượng đó và trước màn ảnh truyền hình của Ba Lan. Ngay sau đó, các viên chức quản nhiệm đền thờ tạo cho tôi một sự ngạc nhiên lý thú bằng việc trao cho tôi một món quà với Chuổi Mân Côi màu đỏ có một cây Thánh Giá bự trông rất đẹp. Cây Thánh Giá của chuổi tràng hạt đó cũng trông giống hệt như cây gậy của Đức Thánh Cha vậy. Cùng với chuổi tràng hạt là giấy chứng nhận ban phép lành Tòa Thánh từ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, việc sắp đặt các chuổi hạt mang một tính tượng trưng nào đó, như đã được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị chỉ ra qua Tông Thư của Ngài về Chuổi Mân Côi Rosarium Virginis Mariae rằng: “Ở đây, điểm đầu tiên cần phải chú ý chính là cách thức mà các hạt cùng hội tụ về cây Thánh Giá, vốn mở và đóng theo thứ tự cầu nguyện và suy gẫm đọc. Đời sống và sự cầu nguyện của người tín hữu đặt trọng tâm vào Chúa Kitô. Tất cả mọi thứ đều được bắt đầu từ Ngài, tất cả mọi thứ đều được dẫn về chính Ngài; và tất cả mọi thứ, đều qua Ngài, trong Chúa Thánh Thần, để đến với Thiên Chúa Cha.”

Cứ vào mổi buổi chiều lúc 9 giờ tối, những người Công Giáo trên khắp đất nước Ba Lan đều mở radio hay truyền hình để cùng nhau cầu nguyện, được hướng dẫn từ đền kính Mẹ Maria quốc gia, những lời nguyện cầu sau đó được lập tức dâng lên trước ảnh tượng phép lạ của Đức Mẹ Czestochowa. Nhóm hành hương của tôi từ Hoa Kỳ được hân hạnh có mặt tại đó vào ngày 11 tháng 9 năm 2003. Mọi người dân Ba Lan đều hiệp ý cùng cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố vào hai năm trước đó, và việc cầu nguyện đó trở thành tập tục cho người dân địa phương kể từ dạo đó. Đó cũng là lúc mà tôi được nhận một chuổi tràng hạt rất đẹp và tráng lệ, thế nhưng chẳng có một sức mạnh nào cả trong chuổi tràng hạt thanh tú và trang nhã đó hơn là những lời cầu nguyện của tôi trên một chuổi tràng hạt rẽ hơn mà tôi vẫn thường bỏ trong túi. Tại sao vậy? Thưa là vì sức mạnh của chuổi Mân Côi chính là trong mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, đã sống trong cuộc sống của chúng ta. Sức mạnh đó đến từ lời đáp trả của tôi, lời đáp trả của bạn, trong đức tin và tình yêu dành cho những mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô khi chúng ta cùng nhau suy niệm về những mầu nhiệm cao cả và thánh thiêng đó khi chúng ta đọc kinh Kính Mừng.

Chuổi Mân Côi giúp chúng ta chuẩn bị cho Thánh Lễ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Tông Thư về Chuổi Mân Côi, đã công bố năm 2002 và 2003 là Năm Mân Côi, để trình bày về Chuổi Mân Côi, khi suy gẫm về các mầu nhiệm Mân Côi, như là sự chuẩn bị để cử hành và tham dự vào Hy Tế của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ một cách hiệu quả hơn. Chuổi Mân Côi giúp chúng ta chuẩn bị cho việc cử hành Phép Thánh Thể. Chuổi Mân Côi nhắc nhở lại những mầu nhiệm Thánh mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ. Những gì mà chúng ta suy gẩm trong những Mầu Nhiệm của Chuổi Mân Côi, sẽ được bí tích hóa để hiện diện trong các mầu nhiệm của việc cử hành phụng vụ Thánh. Chính ở nơi đó, chúng ta cùng hiện diện với Ngài vì lẽ Chúa Giêsu Kitô thật sự hiện diện trong tất cả mầu nhiệm Thánh và quyền năng của Ngài. Ngài hiện diện để vinh quang Đức Chúa Cha và để cứu chuộc chúng ta. Ngài hiện diện trong sự kết hiệp với Chúa Thánh Linh. Sức mạnh về những Mầu Nhiệm mà Chúa Kitô đã từng sống trên trái đất trong hơn 2000 năm lịch sử qua, vẫn còn mạnh mẽ và hiện diện mãi cho đến ngày nay thông qua Thánh Lễ và các Phép Bí Tích.

Cái hiện thực, hay nói khác đi, cái hiện thực sống động mà Chúa Giêsu đã từng sống qua, hay việc Chúa Giêsu Kitô chính là ai, tất cả đều được hiện hữu với chúng ta mãi cho đến ngày nay. Những gì mà chúng ta suy niệm trong các Mầu Nhiệm về Chuổi Mân Côi cũng được hiện diện trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh mà chúng ta cùng nhau cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật, theo từng năm phụng vụ của Giáo Hội. Đó là lý do tại sao mà Giáo Hội luôn nói về Thánh Lễ và các Phép Bí Tích như là việc cử hành về các Mầu Nhiệm Thánh của Chúa Giêsu Kitô. Và khi chúng ta suy gẫm về 20 Mầu Nhiệm của Chuổi Mân Côi, thì chúng ta sẽ được chuẩn bị một cách kỹ càng hơn về những hiện thực thánh thiên, vốn sẽ được ban phát trong cuộc sống riêng của chúng ta theo từng cách riêng biệt, khi chúng ta trở nên một với Chúa Giêsu Kitô. Chính vì lý do đó mà Chuổi Mân Côi có một sức mạnh. Những Mầu Nhiệm của Chúa Kitô trở thành những mầu nhiệm của chúng ta.

Bạn có thấy được tại sao Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị liên tục nói đi nói lại rằng: “Chuổi Mân Côi chính là lời nguyện cầu thích nhất của Ngài” không? Sự Hy Tế trong Thánh Lễ chính là lời cầu nguyện mạnh mẽ và thích nhất của Gia Đình Giáo Xứ – tức gia đình của Giáo Hội. Chuổi Mân Côi phải là lời cầu nguyện ưa thích nhất của mỗi gia đình chúng ta – những thân thể mầu nhiệm, những giáo hội nho nhỏ, và những gia đình thu nhỏ. Chúng ta có thể lãnh nhận được tất cả những hồng ân mà chúng ta cầu xin nếu chúng ta biết lần chuổi Mân Côi một cách đúng đắn. Điều đó không có nghĩa là cầu xin gì, thì sẽ được nấy, vì như thế là chúng ta đã quá cường điệu hóa về sức mạnh của việc lần hạt Mân Côi. Nhưng chúng ta sẽ lãnh nhận được bất kỳ những gì mà chúng ta cần. Thường những gì mà chúng ta cần cho chính bản thân của chúng ta, thì chẳng mang lại phần rỗi gì cho các linh hồn của chúng ta, cũng như chẳng làm vinh danh gì cả cho chính Thiên Chúa. Thiên Chúa biết những gì là tốt đẹp nhất cho chúng ta. Thiên Chúa biết những gì sẽ làm vinh danh Ngài và mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta. Linh hồn của Chuổi Mân Côi – khi suy gẫm về các Mầu Nhiệm Thánh – có một sức mạnh. Nếu chúng ta chỉ thuần túy đọc các kinh như: Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh – mà không suy gẫm gì cả về những mầu nhiệm của Chúa Kitô, thì như Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã từng nói trong Marialis Cultus thì: lời cầu nguyện đó của chúng ta cũng chẳng khác nào một cái xác chết không hồn.

Hai đền thờ trên thế giới chuyên cổ võ về việc lần hạt Mân Côi. Đức Mẹ Mân Côi đã dùng hai đền thờ này trên khắp cả thế giới như là những địa điểm quan trọng và có ý nghĩa nhất để truyền bá thông điệp về việc lần hạt Mân Côi trên khắp thế giới. Đó là Đền Thờ tại Fatima, và trước đó chính là tại Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi tại thành phố Pompeii ở Ý Quốc, đây cũng là nơi mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đến để kết thúc Năm Mân Côi vào ngày 7 tháng 10 năm 2003, nhân Ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Tôi được hân hạnh dâng Thánh Lễ và hướng dẫn việc lần hạt Mân Côi tại thành phố Pompeii nhân Đại Năm Thánh 2000. Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi tại thành phố Pompeii được thành lập bởi Chân Phước Bartolo Longo, vị Chân Phước được sinh ra vào ngày 10 tháng 2 năm 1841 tại thành phố Litiano. Cũng nên biết rằng, có hai thành phố Pompeii tại Ý Quốc, được gọi là: thành phố Pompeii cũ và thành phố Pompeii mới. Thành phố Pompeii cũ là một thành phố tội lỗi thuộc phía Nam của nước Ý, gần với thành phố Naples, và nó đã bị hủy diệt vào năm 79 sau Công Nguyên bởi sự phun lửa từ ngọn núi Vesuvius. Câu chuyện về Đức Mẹ Mân Côi tại thành phố Pompeii chính là tại thành phố Pompeii mới – nơi đó có một trong những Đền Thờ nổi tiếng nhất của Kitô Giáo, được gắn kết với xuất xứ và sự phát triển về đời sống của vị sáng lập ra các Đền Thờ này là vị Chân Phước Bartolo Longo. Thành phố Pompeii mới này ra đời do vị Chân Phước đó, thể theo lời khích lệ của Chúa Thánh Thần để lập ra một thành phố thánh thiên.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong lá thư của Ngài đã đề cập đến Chân Phước Longo, vì vị Chân Phước này chính là Người đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa Thánh Thần để dựng ra một đền thờ tại thành phố Pompeii, “một đền thờ có sức quyến rũ cả thế giới mãi cho đến ngày hôm nay.” Chính tại thành phố Pompeii mới này, mà Đức Mẹ được biết đến với danh hiệu là Nữ Vương Mân Côi, và nhiều năm sau đó, tại Fatima vào năm 1917, Mẹ được gọi bằng danh hiệu “Đức Mẹ Mân Côi.” Chính tại Đền Thờ Fatima vào Năm Thánh 1950, Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII phong danh hiệu cho Mẹ là Nữ Vương Thế Giới. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị phần lớn hướng về thành phố Pompeii mới này trong suốt Năm Mân Côi. Sự thánh thiện của thành phố Pompeii mới này, như là một phần Di Sản của Đức Thánh Cha, mà Ngài dùng để nói về sự hoán cãi và lời cầu nguyện. Có một sự ngạc nhiên lý thú nho nhỏ có liên quan đến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, người vẫn thường hay nói về nhu cầu của việc rao giảng Phúc Âm mới – và với khẩu hiệu “Totus Tuus” (Tất Cả Thuộc về Mẹ), đã đến viếng thăm Đền Thờ Nữ Vương Mân Côi Rất Thánh tại thành phố Pompeii mới này và dành một sự công nhận một cách đặc biệt về thành phố này trong Đại Năm Thánh 2000. Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên rằng sau đó Ngài đã trở lại thành phố này trong Ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi vào chính Năm Mân Côi. Cũng giống như Fatima, là nơi mà từ đó thế giới được kêu gọi hãy năng lần hạt Mân Côi, và để nhận biết được sức mạnh của việc lần hạt Mân Côi. Một phép lạ đã xảy ra cho cô bé Fortuna Agrellu, người trong vòng 13 tháng qua, đã phải chịu đựng chứng vọp bẻ một cách đau đớn và tra tấn.

Hầu hết các bác sĩ danh tiếng nhất thời đó đều phải bó tay. Vào ngày 16 tháng 2 năm 1884, Cô bé bị đau đớn này và dòng họ của Cô bắt đầu cầu nguyện và lần hạt Mân Côi theo một cách đặc biệt và sốt sắng. Vào ngày 3 tháng 3 năm 1884, Đức Mẹ đã hiện ra với Cô bé, ngồi trên ngai cao, được vây quanh bởi các hình tượng lóng lánh, ngồi trong lòng Mẹ là Chúa Hài Đồng, và trong tay Mẹ có cầm một tràng hạt Mân Côi. Đức Trinh Nữ và Hài Nhi trong trang phục áo dệt vàng, chung quanh là Thánh Đa Minh và Thánh Nữ Catherine thành Sienna. Mẹ nói: “Hãy đọc 3 tràng chuổi Mân Côi và lời cầu nguyện của con sẽ được Thiên Chúa chấp nhận.” Cô bé và gia đình của cô thực hiện ngay lời dặn đó. Rồi sau đó, Đức Mẹ lại hiện ra và nói với Cô bé rằng: Bất kỳ ai muốn lãnh nhận được ân huệ từ Ta, nên đọc 3 tràng chuổi chuổi Mân Côi để xin ơn và 3 tràng chuổi Mân Côi để tạ ơn. Con đã kêu khẩn Ta qua nhiều danh hiệu và sẽ luôn nhận được ân huệ từ Ta. Và giờ đây, bằng việc con gọi Ta là “Nữ Vương của Kinh Mân Côi” điều đó làm hài lòng Ta, do đó Ta không còn phải chối từ lời cầu xin của con nữa, vì danh hiệu này là danh hiệu cao quý và gần gũi nhất đối với Ta.

Anthony Lê (vietcatholic)