T6, 02 / 2018 5:51 Chiều | Đức Tin Jesus

Quan điểm của Giáo hội về án tử hình như thế nào? Trả lời: Giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói Không với án tử hình.

Một bài viết quá ư là hay của cha Hoài @trần văn hoài Các bạn CÔNG GIÁO cần phải đọc và share mạnh!!
———-
Về việc Ký tên “yêu cầu tử hình” nghi phạm.

Chào thăm anh chị em rất thấn mến.

Hôm nay, với tư cách là một Linh mục và cũng bởi có nhiều người hỏi mình nên mình có vài lời chính thức xin được nói cùng anh chị em là người Công Giáo về việc ký giấy yêu cầu tử hình như sau:

1/ Quan điểm của Giáo hội về án tử hình như thế nào? Trả lời: Giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói Không với án tử hình.

2/Có nên ký giấy “yêu cầu từ hình nghi phạm” không? Câu trả lời là Không! Bởi, ai ký giấy “yêu cầu tử hình nghi phạm” là sai với Giáo huấn Giáo hội. Bản thân không ký nhưng đi kêu gọi người khác ký cũng như vậy.

3/ Có được quyền ký không? Tả lời: Trước mặt Chúa và Giáo hội chúng ta hoàn toàn Tự Do, kể cả tự do phạm tội.

4/Việc ký giấy không phải mong muốn hay yêu cầu tử hình mà chỉ là mong muốn kẻ phạm tội nhanh chóng bị xét xử? Trả lởi: Nội dung tờ giấy xin ký là “yêu cầu tử hình”.

5/ Không ký giấy có nghĩa là bao che cho tội phạm và không đồng cảm với gia đình bị hạn? Trả lời: Không có khoản nào, luật nào nói như vậy. Đồng cảm có nhiều cách. Không nên lấy mục đích “tốt” để biện minh cho việc làm sai trái của bản thân.

6/ Nếu không ký giấy thì nghi phạm mãi nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật? Nếu không hiểu Pháp luật Nhật Bản thì xin tìm hiểu thêm. Thượng tôn pháp luật luôn được đặt hàng đầu.

7/ Nếu chúng ta không gây sức ép thì người Nhật sẽ bảo vệ người của họ, họ sẽ không xử đúng người đúng tội? Trả lời: Vậy nếu chúng ta gây sức ép mà họ xử sai thì đó là tội của ai?

8/ Kẻ có tội thì phải chịu phạt mà? Đúng, kẻ có tội phải chịu phạt. Trước mặt Chúa, người luận tội là Chúa. Ở thế gian, người luận tội là Tòa án. Cho đến khi Tòa án tuyên bố bị cáo có tội thì người đó vẫn là con người vô tội. Đừng làm thay quyền tòa án và cũng đừng thay quyền Chúa.

9/ Làm gì khi đã ký mà không biết? Cầu nguyện cho tất cả.

10/ Là người Công giáo chúng ta nên làm gì? Trả lời, trước hết và trên hết cầu nguyện cho gia đình bị hại. Sau nữa cầu nguyện cho kẻ ác biết ăn năn hối cải. Cầu nguyện cho Pháp luật được thực thi công minh.

Vậy chúng ta nên làm gì lúc này? Trả lời: Cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện.
Cầu nguyện cho gia đình bị hại, cầu nguyện cho kẻ sát nhân, cầu nguyện cho cơ quan thực thi pháp luật, …cầu nguyện cho chúng ta; “xin Chúa sáng soi cho chúng ta biết việc phải làm, và khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng ta, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều đều nhờ bởi Ơn Chúa. Amen!”

P/s: Đây là điều mình viết cho anh chị em người Công Giáo. Ai không hiểu hoặc muốn chia sẻ góp ý thì xin nhắn tin nói chuyện trực tiếp cùng mình, và làm ơn tôn trọng suy nghĩ của người khác.

Assisi, 1/2/2018
FxTrần Văn Hoài, OFMConv.
CHÚNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN PHÁN XÉT AI CẢ.
NGƯỢC DÒNG ĐI NÀO CÁC BẠN TRẺ CÔNG GIÁO