T7, 12 / 2017 7:10 Chiều | Đức Tin Jesus

ĐỌC KINH MÂN CÔI HẰNG NGÀY

Ðức Piô thứ 9

(1846-1878):

Trên giường bệnh, lúc sắp lâm chung, Đức Thánh Cha đã nói với những người chung quanh:  “Kinh Mân Côi là bản Phúc Âm tóm lược, đem lại cho những người đọc kinh này những dòng sông bình an đã được Thánh Kinh nói đến; đó là việc sùng kính tuyệt vời nhất, dồi dào ơn thánh nhất và làm đẹp lòng Trái Tim Mẹ Maria nhất.  Hỡi các con, hãy cứ lời chứng ấy mà nhớ đến cha trên trần gian này” (Tháng 2 năm 1878).

“Trong các việc sùng kính được Giáo hội chấp nhận, không việc nào đưa đến nhiều phép lạ cho bằng việc cầu nguyện Kinh Mân Côi.”

*15 đặc ân kinh Mân côi

Đức Mẹ đã long trọng tuyên bố ban 15 ơn (đặc ân) cho những ai siêng năng lần hạt Mân côi trong khi Mẹ hiện ra với Thánh Alano O.P. Sự kiện này đã được Tòa thánh công nhận.

Mẹ sẽ ban một ơn đặc biệt quí hóa cho kẻ kiên tâm, sốt sáng lần hạt Mân côi kính Mẹ.Mẹ sẽ bênh vực che chở cách riêng những người sốt sáng lần hạt Mân côi kính Mẹ. Ngoài ra Mẹ sẽ ban cho họ nhiều ơn thánh đặc biệt.

Tràng hạt Mân côi sẽ biến thành chiến cụ tinh nhuệ để chiến đấu với hỏa ngục, sẽ tiêu diệt mọi tính mê nết xấu, sẽ tấy uế mọi vết nhơ tội lỗi, sẽ tiêu trừ bè rối.

Tràng hạt Mân côi sẽ tô điểm vẻ đẹp siêu nhiên của các nhân đức và các việc lành, sẽ đem lại cho các linh hồn lòng thương yêu, nhân hậu của Thiên Chúa, sẽ diệt trừ lòng tham lam, ham hố, yêu của phù vân ở đời, để trở về yêu mến Thiên Chúa, tìm cầu và khao khát những của vĩnh viễn, bất diệt. Biết bao linh hồn đã được thánh hóa do thần lực kinh Mân côi.

Ai trung thành, sốt sắng đọc kinh Mân côi kính Mẹ, sẽ không phải hư mất.

Ai sốt sáng đọc và suy gẫm mầu nhiệm kinh Mân côi sẽ

Không mắc phải tai nạn,

Được thoát cơn thịnh nộ của Chúa,

Không phải chết bất ưng,

Nếu là tội nhân sẽ đọc ơn sám hối,

Được bền vững trong ơn nghĩa Chúa và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

Những ai trung thành lần hạt Mân côi sẽ không phải chết trước khi chưa được chịu các phép.

Mẹ muốn những ai siêng năng lần hạt kính Mẹ, khi sống khi chết đều được dư dật ơn thánh và được chung hưởng công nghiệp cùng các thánh.

Mẹ sẽ mau cứu vớt những linh hồn năng lần hạt Mân côi ra khỏi luyện ngục.

Mẹ sẽ ban cho những ai trung thành lần hạt Mân côi phần thưởng lớn lao trên Thiên đàng.
Tôn sùng phép Mân côi, sẽ được mọi ơn lành.

Những ai tuyên truyền phép Mân côi kính Mẹ, sẽ được nâng đỡ trong lúc gian nan thiếu thốn

Mẹ đã xin con Mẹ cho những đoàn viên Hội Mân côi, sống chết đều được vinh dự làm anh em với các thánh Thiên quốc.

Những người siêng lần hạt Mân côi đều là con riêng Mẹ, em Chúa Giêsu Con yêu dấu của Mẹ.

Quí mến lần hạt Mân côi là dấu chắc sẽ được cứu rỗi.

(Nguyễn tri Ân, Hội Mân côi, tr. 35)

*Truyện Chứng về quyền phép cao sang của Ðức Mẹ.

Thánh Ðaminh, ngày bắt đầu truyền bá phép lần hạt Mân côi trong nước Pháp, bị nhiều người phản đối một cách mãnh liệt.  Họ cho là những kinh ấy chỉ dành riêng cho đàn bà con gái.  Nhiều người tìm cách phá đổ.  Ở Carcassô cũng có một người ra mặt phản đối ông thánh.  Chẳng may anh ta bị quỉ ám, anh ta xông xáo mọi nơi đánh đấm mọi người, suốt ngày tru trếu lăn lộn.

Người ta đem hắn đến cùng thánh Ðaminh, xin người trừ quỉ.  Thánh nhân được dịp để làm sáng danh Ðức Mẹ, người lấy tên Thiên Chúa mà hỏi quỉ rằng: “Trên trời, đừng kể Thiên Chúa Ba Ngôi, còn đấng nào mày sợ hãi hơn cả”.

Quỉ liền tru trếu van lạy xin ông thánh: “Người muốn biết thì tôi xin thưa cho mình người, chứ đừng bắt tôi xưng hô trước mặt công chúng, vì nguy khốn cho chúng tôi lắm”.

Thánh Ðaminh quỳ xuống nguyện rằng: “Lạy Mẹ, Mẹ truyền cho thần dữ này xưng ra điều con hỏi, để mọi người được biết”.

Thần dữ lại xin người rằng: “Chúng tôi xin người đừng bắt buộc chúng tôi nữa.  Chúng tôi chẳng nói người cũng đã biết; vả lại đã có thiên thần sẽ bảo người, chúng tôi chỉ là những kẻ dối trá”.

Thánh Ðaminh lại quỳ xuống cầu nguyện.  Bỗng thấy Ðức Mẹ hiện xuống.

Thần dữ khiếp kinh kêu la: “Ớ thù địch, sao đến đây bắt chúng tôi xưng ra những điều làm nguykhốn chúng tôi”.  Rồi thần dữ lại la to hơn: “Ớ mọi người, hãy nghe lời này: Ðức Mẹ rất thánh là Mẹ Thiên Chúa đủ quyền thế giữ gìn mọi người khỏi lửa hỏa ngục.  Ai hết lòng sùng kính Người thì thoát khỏi tay chúng tôi.  Nếu chẳng có Người, thì nhiều người đã phải hư đi.  Người yêu thương và phù hộ cho những người siêng năng lần hạt Mân côi”.

Nói đoạn, thần dữ ra khỏi người ấy.  Người ta thấy thần dữ xưng hô quyền thế Ðức Mẹ thì thêm lòng cậy trông kính mến Người, và siêng năng lần hạt hơn.

(Sách Tháng Đức Bà, Hiện tại xb, 1969, ngày mồng 6)

ĐEO ÁO ĐỨC BÀ (ĐỨC MẸ CAMELÔ)

*Nguồn gốc “Áo Đức Bà”?

“Áo Đức Bà” phát xuất từ núi Karmel, nằm bên bờ Địa trung hải, không xa làng Nagiaret, nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse sinh sống bao nhiêu. Năm 850 năm trước Chúa Giáng sinh, Tiên tri Elia đã sống trên núi này (sách Các Vua 18,20-46).

Năm 1209, các ẩn sĩ Dothái lập dòng tu tại núi này, gọi là dòng Karmel. Dòng chủ ý tôn sùng Ðức Mẹ và sống đời cầu nguyện chiêm niệm.

Năm 1248 người Hồi giáo (Islam) tới chiếm và tàn phá Dòng, Dòng phải di cư về tỉnh Cambridge, nước Anh. Thời Thánh Simon Stock (1165-1265), làm Bề trên cả của Dòng, đêm ngày cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ cách xây dựng lại nhà Dòng. Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện.

Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra, có nhiều thiên thần hầu cận, Đức Mẹ trao cho thánh nhân chiếc áo gồm hai mảnh vải và phán: “Con hãy nhận áo này làm áo riêng Dòng Mẹ, là dấu Mẹ thương Dòng và các con cái ở đây. Đây là áo ban bình an, tượng trưng sự liên kết, che chở khỏi nguy hiểm. Ai chết khi mang áo này thì được thoát khỏi lửa hỏa ngục”.

Nhờ ơn Đức Mẹ, Dòng càng ngày càng phát triển, nhiều người xin nhập dòng, nhiều giáo dân xin vào hội Áo Đức Mẹ ngày càng đông.

Thế kỉ 14, sau khi thánh Simon Stock qua đời (1265) được 15 năm, một buổi sáng kia, Đức Giáo hoàng Gioan 22, hồi đó Tòa thánh còn ở tại thành Avignon, nước Pháp, khi ngài đang cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra  mang Áo Đức Mẹ Carmelô và dạy ngài phải công bố cho hết những ai mang Áo Ðức Mẹ biết: “Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành, vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời“.

– Năm 1922 kỷ niệm 600 năm Đặc ân ngày thứ Bảy, Đức Piô 11 gửi một tông thư cho Bề trên Cả dòng Carmelô về những ân xá và đặc ân ngày thứ Bảy: “Ta khích lệ những người vào hội Áo Đức Mẹ hãy bền vững nhiệt thành giữ những điều chỉ dạy để hưởng những ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy. Vì Đức Mẹ yêu quí những ai yêu mến Mẹ, và không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lá nh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Mẹ”.

  Đeo Áo Đức Bà Carmelo:

Xin đeo Áo và ghi tên vào sổ Hội Áo Đức Mẹ nơi giáo xứ mình

( thường nơi giáo xứ, cộng đoàn có lễ nghi đeo Áo vào lễ kính Đức Mẹ Carmelô ngày 16-7 hàng năm).

Áo Đức Bà chỉ cần trao một lần duy nhất, do một vị linh mục hoặc vị được ủy quyền.

(Nghi thức ngắn linh mục trao Áo Đức Bà)

” (Tên thánh) Hãy nhận lấy Áo Đức Bà này, là dấu chỉ của sự gắn bó đặc biệt giữa con với Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà con nguyện bắt chước. Xin cho Áo Đức Bà nhắc con nhớ phẩm vị người Kitô hữu của mình qua việc phục vụ người khác và bắt chước Mẹ Maria.
Hãy mang Áo Đức Bà này như dấu chỉ được Mẹ che chở và dấu chỉ thuộc về Gia Đình Carmelô, thành tâm thực thi ý Chúa và dấn thân xây dựng thế giới đại đồng, công lý và hòa bình trong kế hoạch của Chúa”.

(Sau một thời gian nhận áo, ĐTC Piô 10 ban phép “thay Áo Đức Bà bằng một mẫu ảnh (một mặt có hình Thánh Tâm Chúa Giêsu và mặt kia có hình Đức Mẹ tay cầm áo, hoặc hình Đức Mẹ không cầm áo cũng được).

Thực hành sau khi đeo Áo:

Ai đã được đeo Áo Đức Bà, cần nhớ thực hành như sau:

1/ Gắng từ bỏ tội lỗi, sống đạo tử tế (cầu nguyện, lãnh các Bí tích…).

2/ Làm việc đạo đức kính Đức Mẹ (Mỗi ngày, ít là đọc ba kinh Kính Mừng).

3/ Đọc kinh Áo Đức Mẹ để nhắc nhớ mình:


        Lạy Đức Bà Maria là Quan thày Hội Áo Đức Bà.

Chúng con xin dốc lòng vào Hội Áo Đức Bà, và mặc Áo Đức Bà mọi ngày cho đến trọn đời.

Khi chúng con phải chước cám dỗ, gặp cơn gian nan hiểm nghèo phần hồn phần xác, thì sẽ cậy Áo Đức Bà phù hộ thêm sức cùng cứu chữa chúng con cho khỏi.

Mà đến giờ chết, khi Đức Bà thấy Áo thánh ấy ở nơi mình chúng con, thì xin Đức Bà nhận lấy chúng con làm con cái Đức Bà, và đưa chúng con về Thiên đàng chầu chực Đức Chúa Trời Ba Ngôi, cùng Rất Thánh Đức Bà đời đời chẳng cùng.

Amen.

  *Ơn ích: – Hội viên Hội Áo Đức Bà được thông công các việc lành của Dòng và Hội Áo Đức Bà Carmelô trên khắp thế giới.

– Nhờ Áo Đức Bà, nhiều kẻ chết sống lại, kẻ mù được sáng, dập tắt lửa đang cháy nhà, nhiều bệnh nhân lành, ngăn cản lụt lội, cứu khỏi chết đuối, cải tà qui chính, nhất là được ơn cứu rỗi.  

 – Thánh Don Boscô chết năm 1888 vẫn đeo Áo Ðức Bà xuống mồ. Khi thi hài ngài được cải tá ng 41 năm sau (năm 1929), Áo Ðức Mẹ vẫn còn nguyên vẹn trên ngực ngài, dù các áo của ngài đã mục nát.

– Ngày 13/10/1917 khi hiện ra tại Fatima, Đức Mẹ cũng tỏ hiện như hình ảnh Đức Mẹ Carmelô.

Nếu muốn hưởng đặc ân Ngày thứ Bảy (Đức Mẹ đưa lên Thiên đàng vào thứ Bảy sau khi chết), cần phải:

1/ Đọc kinh Tiểu Nhật khóa mỗi ngày kính Đức Mẹ.

Ai không đọc được kinh Tiểu nhật khóa thì giữ chay các ngày Giáo Hội quy định (2 lần trong năm) và kiêng thịt vào ngày thứ Tư, thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh”).

Hoặcthay vì giữ chay, mỗi ngày đọc một chuỗi 50 kinh Mân côi, hoặcmỗi ngày đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng, và 7 kinh Sáng danh).

2/ Trong đời sống gắng chừa bỏ tội lỗi, và làm việc kính mến Đức Mẹ.(Ví dụ đọc kinh Mân côi…)

Theo Tông thư của Tòa Thánh (), muốn hưởng đặc ân “cứu khỏi Luyện ngục thứ Bảy” , phải:

Chếtđang khi được ơn nghĩa cùng Chúa, Chết khi đang mang Áo Đức Mẹ.(hoặc đeo ảnh vảy một bên là hình Trái Tim Chúa, bên kia là hình Đức Mẹ, không buộc là Đức Mẹ Carmelo).

Giữ đức khiết tịnh tùy bậc mình. (người đi tu giữ thanh sạch điều răn thứ 6 và thứ 9, người độc thân ngoài đời cũng giữ như thế, người bậc vợ chồng không làm những gì trái mục đích sinh con, không ngừa thai trái luật GH dạy, phá thai, ngoại tình…)

Đã đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ, hoặc.. như trên.

*Truyện lạ kể rằng:

Ở tỉnh Perusia, nước Ý, có một chàng viết giấy và ký tên bằng máu mình, bán linh hồn cho quỉ để nhờ quỉ giúp trả thù một người kia. Khi quỉ đã giúp chàng ta trả thù xong, quỉ đưa chàng đến một khúc sông và bắt phải đâm đầu xuống, để rồi bắt cả hồn và xác hắn ta xuống hỏa ngục.

Anh chàng này không dám tự mình lao xuống nên nhờ quỉ đẩy mình.

Quỉ bảo, nếu muốn quỉ giúp thì chàng ta phải vứt ảnh “Áo Đức Bà” chàng ta đang đeo trên cổ đi.

Biết thế, anh chàng vô phúc này không chịu vứt. Đôi bên giằng co một lúc lâu. Sau cùng quỉ tức mình bỏ đi, coi như mất mồi.

Anh chàng  dại dột này thấy Đức Mẹ thương mình, liền tìm vào nhà xứ, thú tội với linh mục, và xin vẽ lại một bức hình để muôn đời ca tụng Đức Mẹ.
(Sách Tháng Đức Bà, nhà xuất bản Hiện in lần 8, 1969, trang 108-112)