T2, 10 / 2017 9:26 Chiều | Đức Tin Jesus

Như tất cả các thanh niên trẻ, khi đến tuổi, Cha Piô được gọi nhập ngủ. Đó là tháng 11 năm 1915. Tuy nhiên đây chỉ là một kinh nghiệm ngắn của cha, vì sức khỏe kém nên cha không được ở trong quân đội và cũng chỉ ở trong một đội binh nhỏ. Nhưng kinh nghiệm này giúp cha hiểu được đời sống trong trại lính. Cha kể ra đây một vài giai đoạn ngắn. Chính cha còn nói: “Kinh nghiệm này cho tôi nhiều hoa trái hơn bất cứ cuộc tĩnh tâm nào!” 

Cha Piô xém ra tòa án quân sự

Được gọi nhập ngủ tháng 11 năm 1915, cha trình diện ở Đội quân Bénévent và ở trong Đội Y tế Thứ Mười của Napoli, số quân của cha là: 2094/25. Cha chỉ ở đến ngày 10 tháng 12 cùng năm: cha bị sốt liên tục và được giải ngủ một năm.

Năm này trôi qua, cha trở lại Napoli, nhưng lần này ngắn hơn, tất cả chỉ 15 ngày. Cha bị trả về nhà sáu tháng. Cũng may, trên giấy phép, họ viết: “Sau kỳ nghỉ, chờ lệnh mới”.

Nhiều tháng trôi qua. Các nhà chức trách quân đội quên những gì họ viết, họ chờ Cha Piô trở lại. Không thấy cha trở lại, cấp trên ra lệnh tìm tân binh Francesco Forgione, vì cha nhập ngủ với tên này, quân đội không biết tên tu sĩ của cha, trước hết họ tìm ở Pietrelcina, sau họ tìm ở San Giovanni Rotondo, dù huy động tất cả mọi tìm kiếm, họ cũng không tìm ra tân binh Francesco Forgione. Cho đến ngày tình cờ, họ biết tên tân binh đi tìm trùng với Cha Piô. Khi biết mình là người đang bị truy lùng, Cha Piô đến Napoli trình diện với cấp trên: tội đào ngủ có thể ra tòa Quân sự. Cha trình giấy cho nghỉ phép. Cha chờ lệnh và lệnh không bao giờ được gởi tới… Cấp trên tin ngay lập tức nên cha không bị ra… tòa quân sự. 

Binh sĩ Forgione cất các vật dụng của mình ở một nơi an toàn

Ngược với những gì người ta có thể nghĩ, với tính hài hước và vui vẻ, binh sĩ Francesco Forgione nhìn đời sống quân ngủ dưới khía cạnh tích cực của nó. Cha quá gầy nên cha như bơi trong bộ đồ lính. Ngài mô tả mình như sau: “Mẹ tôi sinh ra tôi là đàn ông; Thánh Phanxicô làm cho tôi thành đàn bà (mặc áo dòng như cái váy dài); còn Chính quyền biến tôi thành anh hề”.

Ngay khi cha biết nạn ăn cắp trong trại là chuyện cơm bữa và chuyện cười đùa là chuyện hàng ngày, cha luôn tìm cách để tránh các chuyện này. Cuối cùng, cha mang theo mình tất cả những gì cha có, đơn giản là như thế… Cha rất gầy, áo lính lại rộng nên chẳng có gì là khó khăn khi cha giấu hết đồ đạc của mình dưới áo!

Một hôm khi đi khám sức khỏe, cha buộc lòng phải cởi áo. Binh nhì Forgione bình thản cởi từng món một tất cả những gì anh mang: một áo vét, rồi thêm một cái, một cái quần, rồi thêm một cái, một sơ-mi, rồi thêm một cái,… vv. Khi Đại đội trưởng thấy tất cả áo quần của tân binh này mang, ông kêu trời và nói đùa: “Anh Forgione, đây không phải là áo quần anh mang, nhưng là cả một cửa hàng!”

Cha Piô lên xe xuống ngựa ở Napoli

Sau khi ở Napoli một ít lâu, Cha Piô viết thư về nhà xin thân phụ của mình là ông Orazio mang ra cho mình một ít sản phẩm của làng Pietrelcina. Ông Orazio chất một giỏ đầy dầu ô-liu, nho, phô-mai rồi ông đi Napoli. Tại đây, mỗi khi có dịp đến Napoli, người dân Pietrelcina thường có thói quen ở nhà trọ của bà Carolina del Maestro, một người đồng hương của họ.

Ông Orazio muốn đến đó. Ông nhờ người đánh xe đưa ông đến nhà trọ của bà Carolina. Ông này làm bộ biết, nhưng đi vòng vòng các đường phố của Napoli, cho đến khi ông Orazio khám phá ra là ông đánh xe không biết đường. Ông chỉ đường và rốt cuộc đến nơi nhanh chóng. Nhưng ông không tha tội cho người đánh xe đã thử lừa mình. Khi trả tiền, thay vì trả bảy mươi xu như đã mặc cả, ông chỉ trả năm mươi xu, không thêm một xu: “Ông, ông không để ai qua mặt mình!”

Đến nhà trọ của bà Carolina, ông hỏi con mình, người ta cho biết con ông sắp đến. Và đúng vậy, vài phút sau ông Orazio thấy Cha Piô đến trên chiếc xe ngựa thuê. Ngạc nhiên, ông hỏi con mình: “Con, con còn gì nếu con nhận nhận bảy mươi lăm xu một thánh lễ, rồi con tiêu năm mươi xu cho cuốc xe, rồi con phải trả cho phòng thánh hai mươi lăm xu?” Nhưng Cha Piô trấn an cha mình, nói con có thể tiêu số tiền này vì con dâng thánh lễ ở nhà nguyện tư, và người ta cho con mười lăm lia.

Hai cha con ăn uống đồ ăn của ông Orazio mang đến. Sau đó họ đi dạo ở đường  Corso Umberto. Khi từ giã, Orazio xúc động khóc nhưng Cha Piô trấn an, nói mình chỉ ở lại quân ngủ một thời gian ngắn thôi. Và đúng vậy, ngày 5 tháng 11 năm 1917, cha được về phép, trước là ở làng Pietrelcina, sau đó ở San Giovanni Rotondo; cuối cùng ngày 17 tháng 3 năm 1918, cha được giải ngủ hoàn toàn. Như thế kết thúc giai đoạn nhập ngủ của bình nhì Francesco Forgione!

Đi phép với một đồng lia trong túi

Tháng 12 năm 1916, Cha Piô được phép về dưỡng bệnh ở Pietrelcina. Cha đi xe lửa đến Napoli, cha xuống ga Bénévent, rồi từ đó cha đi xe buýt đến Pietrelcina. Vé xe lửa được miễn phí, phần còn lại của chuyến đi, người ta cho cha một lia, là đủ cho tất cả mọi sự: vé xe buýt và các chuyện cần thiết khác.

Khi đi ra khỏi bệnh viện quân đội, cha từ từ ra nhà ga, thích thú quan sát người dân thành phố Napoli, họ rất cầu kỳ trong cách ăn nói và hành động. Ở một ngôi chợ nhỏ, nơi người ta bán đủ mọi thứ. Cha Piô nghĩ, chỉ có một lia trong túi, làm sao mình có thể mua một món quà nhỏ cho các cháu của mình? Lúc đó có người bán hàng đến mời cha mua các chiếc dù nhỏ bằng giấy. Ông nói chiếc dù trị giá một lia nhưng ông có thể bán năm mươi xu, hoặc bốn mươi xu. Cha Piô tính toán và tự nhủ: “Nếu mình tiêu đồng lia duy nhất cho những chiếc dù giấy này thì mình sẽ còn gì…?”

Cha từ giã người bán hàng rong và đi đến ga Garibaldi. Sau khi kiểm vé, cha đi về phía xe lửa thì gặp một người bán các chiếc dù nhỏ, ông nói với cha bằng tiếng địa phương: “Đại úy, Đại úy, xin mua giùm tôi mấy chiếc dù này, ông xem nó đẹp như thế này, ông mang về tặng các con làm kỷ niệm”. Cha Piô không còn thích thú gì, nhưng ông này năn nỉ mãi, cuối cùng Cha Piô nói: “Ồ, bạn ơi, tôi không muốn mua, tôi không cần gì; thêm nữa bạn cũng không đàng hoàng. Ở chợ người ta bán có nửa lia, còn bạn bán đến một lia rưỡi!” Người bán hàng trả lời: “Thưa Đại úy, tôi có ba đứa con, xin giúp tôi kiếm một chút để nuôi con, xin ông mua giùm mấy chiếc dù này; xin thương tôi, xin ông mua đem về làm kỷ niệm cho con ông”. Khi đó Cha Piô nói: “A, năm mươi xu ông có để cho tôi không?) khi đó xe lửa bắt đầu chạy. Cha Piô chạy theo, kịp leo lên cửa. Cha động lòng thương người bán hàng tội nghiệp này, cha lấy năm mươi xu ném xuống cho ông và nói: “Thôi anh lấy hết đi, xin Chúa chúc lành cho anh!” Người bán hàng vui mừng, chào và cám ơn cha rồi lượm tiền đi, còn Cha Piô thì đi về Bénévent. Cha đến đó khá khuya. Cha xuống xe lửa và tìm chỗ để tạm qua đêm vài giờ vì chuyến xe buýt đi Pietrelcina sẽ khởi hành lúc năm giờ sáng. Nhưng cha không tìm được chỗ vì phòng chờ đầy nghẹt quân nhân, quán bar cũng đông nghẹt người. Trong một lúc, cha đi lui đi tới để cho ấm, rồi vì mệt cha vào phòng chờ. Cha phải đứng nhưng ít nhất cũng đỡ lạnh.

Vài giờ trôi qua. Cha muốn vào quán bar để kiếm gì… bỏ bụng… Nhưng làm sao bây giờ? Không những chẳng còn bàn nào trống, mà cha lại chỉ có năm mươi xu. Bỗng cha thấy có hai bàn trống, cha lẻn vào và kín đáo ngồi xuống rất dè chứng. Bàn kia có một sĩ quan và hai người lính đến ngồi. Người chạy bàn đến hỏi ăn gì, Cha Piô chẳng có cách nào khác hơn là mua một ly cà phê. Trong khi chờ đợi, Cha tính toán, năm mươi xu còn lại sắp tiêu mất, chuyến đi tiếp tục sẽ như thế nào đây. Ly cà phê được mang đến, cha rá ng nhâm nhi lâu nhất có thể để còn chờ xe buýt đi Pietrelcina. Khi xe buýt đến, Cha Piô đứng dậy đến quầy trả tiền, nhưng người bán hàng nói: “Đã được trả rồi!” Ai đã trả cho cha? Bí ẩn!

Trên xe buýt, Cha Piô ngồi ở cuối để có thể nói chuyện với người soát vé mà không bị người khác để ý, cha giải thích mình gần như không có một xu, nhưng nếu ông kiên nhẫn thì cha có thể trả khi về đến Pietrelcina. (Vé xe là một lia tám mươi xu!) Trước khi khởi hành, có một ông sang trọng lên xe và ngồi gần Cha Piô. Ông có một va-li nhỏ, ông lấy bình thủy và một chiếc ly ra, ông mời cha ly cà-phê nóng, còn ông thì uống trong cái nắp bình thủy.

Khi người soát vé đến đưa vé, ông nói với tân binh Forgione: “Thưa ông, vé đi Pietrelcina của ông đã được trả!” Thêm một lần nữa, Cha Piô ngạc nhiên tự hỏi: “Nhưng ai đã trả tiền vé cho mình?” Cha nghĩ là ông sang trọng ngồi bên cạnh mình. Khi đến Pietrelcina, Cha Piô muốn cám ơn ông nhưng không tìm thấy ông ở đâu: ông biến mất lúc nào không biết!

Marta An Nguyễn dịch