T7, 03 / 2018 12:27 Sáng | Đức Tin Jesus

Giuđa hăng say vì quân thù hơn là vì Chúa. Cũng vậy, những kẻ bỏ Giáo Hội, thì tìm cách tấn công Giáo Hội để lương tâm áy náy của họ được yên. Nhưng khi lương tâm chẳng chịu để họ yên, họ cũng không để yên kẻ hướng dẫn lương tâm của họ.

Voltaire nhạo báng Giáo Hội, vì Voltaire bỏ Giáo Hội.

Sự ghen ghét không do sự không tin, nhưng là sự không tin do sự ghen ghét mà sinh ra.

Giáo Hội làm cho những kẻ tội lỗi lo lắng về tội lỗi của họ, nên họ tưởng rằng: Xua đuổi Giáo Hội ra khỏi thế gian, tất họ có thể phạm tội một cách vô tội vạ.

Nhưng tại sao phải hôn để phản bội? Vì phản bội Thiên Chúa là tội ác quá khủng khiếp, nên phải có cái gì là thân thiết mở đường.

Biết bao lần trong những cuộc bàn cãi về tôn giáo, chúng ta được nghe lời tán tụng Chúa Kitô, kẻm theo tiếng “nhưng” ngầm chứa những lời bóng gió ác ý.

Đối với thế gian, chúng ta có thể tấn công, mà không cần tìm cách bào chữa, nên cũng chẳng cần phải dùng tình yêu giả hình, làm chiếc bao cho chiếc gươm sát hại. Nhưng đối với sự thánh và với Chúa, ngưới ta vẫn phải giả bộ thân ái như vậy, mặc dầu tình thân ái thật không bao giờ được giả bộ.

Có nhiều kẻ tấn công tín ngưỡng của Giáo Hội, vì lẽ, theo họ, phải giữ cho đạo lý được tinh ròng.

Nếu họ tấn công kỷ cương trong Giáo Hội, chính là vì họ muốn được tự do, hoặc phóng túng, mà họ tin tưởng là thiết yếu cho tinh thần đạo đức.

Nếu họ tố cáo Giáo Hội không có đạo đức đủ, thì họ lại rêu rao rằng: Họ là những kẻ bảo vệ lý tưởng đạo đức.

Tuy nhiên, chẳng hề có ai trong họ nói cho biết, Giáo Hội phải đạo đức đến mức độ nào, rồi họ mới chịu liên kết với Giáo Hội.

Thành ra, mỗi lần sự tôn trọng đạo giáo có kèm theo mối thù nghịch với Chúa như vậy, họ đều làm cái kiểu”chào Thầy” rồi hôn Chúa.

Tội ác vừa phạm xong, Giuđa thấy chá n chường ngay.

Hối hận tận đáy thâm sâu nhất của tâm hồn trào vọt lên, nhưng cũng như biết bao người thời nay, Giuđa đem mối sầu hận đi gửi chỗ không đáng gửi, hắn trở lại với những kẻ đã mưu cuộc gian thương với hắn, khi hắn bán Chúa với giá ba chục đồng bạc.

Giá phản bội Chúa chẳng cân xứng với gía trị thật sự chút nào.

Lần nào người ta bán Chúa Kitô vì tiền tài hay danh lợi, chẳng hạn kẻ bỏ đức tin vì không thể vừa làm chính trị vừa vác thánh giá, cuối cùng là người ta thấy là xôi hỏng bỏng không.

Chẳng có chi lạ khi Giuđa đem trả lại ba chục bạc, và khi những đồng bạc loảng xoảng lăn lóc trên nền Đền Thờ, Giuđa đã thốt ra: “Tôi đã phạm tội, vì làm đổ máu người vô tội.” (Mt 27, 4). Hắn không còn muốn cái vừa mới đây, hắn ao ước hết sức. Tất cả vẻ hấp dẫn biến mất rồi. Những kẻ được hắn trao trả cũng không thèm số tiền đó, họa chăng chỉ là để mua một khoảng ruộng máu. Giuđa trả lại tiền, nhưng đâu phải từ bỏ của cải mà được cứu rỗi, mà do sự hiến dâng chính bản thân mình.

Chá n chường tội lỗi không đủ. Phải ăn năn thống hối nữa.

Phúc Âm ghi lại: “Giuđa đã phản bội Chúa Giêsu, nhưng khi thấy Chúa bị kết án tử thì hối hận.” (Mt 27,3). Nhưng Giuđa không hối hận theo đúng nghĩa hối hận. Tâm tình hắn thay đổi rồi. Hắn không hối hận vì Chúa, mà vì mình. Như vậy là giận ghét mình, mà sự giận ghét mình đưa dẫn đến tự vận, vì ghét mình, tức là giết mình. Chỉ khi sự ghét mình kết hợp với lòng mến Chúa mới đáng được cứu rỗi.

Tỉnh ngộ và chá n chường, có lẽ đó là một bước tiến trong đường đạo đức, nhưng chưa hẳn là đạo đức.

Một số người tưởng là yêu mến Chúa, vì thấy đời không đem đến các hứa hẹn như ý muốn, hay bởi mộng không thành.

Họ mơ tưởng hạnh phúc trần gian, nhưng hạnh phúc thế trần chỉ là ảo ảnh.

Kinh tế suy thoái, buồn sầu, bệnh tật, thất vọng, dần dần làm cho họ xa lá nh thế gian, nơi họ không tìm được sinh thú.

Họ hết hy vọng lấy lại tuổi thanh xuân, điều này làm cho họ ghét tội đôi chút.

Họ lẫn lộn sự khôn ngoan với sự no chá n. Họ căn cứ vào mức độ kiêng tránh nết xấu, để xét đoán mức độ nhân đức. Họ ít quan tâm đến sự kiện người đời đồng ý hay bất đồng ý. Họ không lưu ý gì đến bạn bè cũ nữa, nhưng lại không thể tìm bạn mới.

Kết quả là sau một thời gian, họ trở lại tìm nguồn an ủi nơi đạo giáo. Họ giữ các giới răn, vì không còn lý do nào đủ mạnh cho khỏi giữ. Họ thôi uống rượu, từ bỏi những nết xấu, vì những cái đó làm hại sức khỏe của họ. Còn nhân đức của họ thì bất động, họ giống như những tảng băng miền Bắc Cực. Rồi khi tâm hồn đầy áy náy, rối ren, sợ hãi, họ tìm đọc sách của Freud, họ hiểu rằng: bằng cách này hay cách khác, họ phải thăng tiến cảm xúc của mình. Họ hối hận, nhưng hối hận vì chính mình. Họ nuối tiếc số phận của mình, nhưng không nuối tiếc, vì đã xúc phạm đến Chúa.

Sự phản bội của Giuđa khởi sự từ bao giờ? Phúc Âm có ghi chứng tích đầu tiên về sự sa ngã của Giuđa là ngày Chúa Giêsu loan tin, Ngài sẽ trối trao chính thân mình cho nhân loại trong phép Thánh Thể.

Trong câu chuyện kỳ diệu về bí tích cao cả này, có thể nói đến việc Chúa Giêsu biết kẻ sẽ phản bội Chúa.

Chúa loan báo là sẽ tiếp tục hiện diện trên thế gian, với cách thức tàng ần dưới hình bá nh.

Những lời nói cao cả của Chúa cho hay: sự kết hợp với Chúa sẽ thắm thiết hơn sự kết hợp thân xác với của ăn:

“Cũng như Chúa Cha hằng sống phái Ta đi, và Ta sống bởi Chúa Cha, kẻ ăn Ta cũng sẽ sống bởi Ta…Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời.”

Chúa Giêsu biết rõ những tư tưởng thầm kín trong tâm trí người ta, nên phán tiếp: “Tuy nhiên, một số trong các con không tin.” Phúc Âm ghi thêm rằng: “Vì từ đầu Chúa Giêsu biết những ai không tin, và ai sẽ phản bội Chúa.” (Ga 11, 58-59, 65)

Sự phản bội diễn ran ngay trong đêm Chúa Giêsu hứa ban nguồn sống cho thế gian, tức là Thánh Thể.

Trong toàn bộ Phúc Âm, thảm kịch người tông đồ phản bội là câu chuyện biểu lộ rõ rệt nhất về tính hạnh của một người bị cường lực của đam mê duy nhất thắt buộc, trăng trói, để rồi lấn chiếm và làm băng hoại con người đó.

Không thể tìm đâu cho có được những ảnh hưởng tốt đẹp hơn những ảnh hưởng cho Giuđa, kể từ trí não, ký ức đến con tim, đều tiếp nhận được ấn tích về sự sống duy nhất, vô song, tỏa ra cường nhiệt sự khôn ngoan và bác ái.

Vậy chỉ có chúng ta, những kẻ đã biết Chúa, chiếm hữu chân lý và sự sống của Chúa, mới có thể gây thương tích cho Chúa, hơn những kẻ không biết Chúa.

Có lẽ chúng ta không nắm những vai trò phản bội to tát, nhưng chúng ta vẫn phản bội bằng những cái vô nghĩa, giống như cái hôn của Giuđa, bằng sự im lặng khi chúng ta phải tuyên xưng đức tin, bằng cái nhún vai khi chúng ta phải chắp tay cầu nguyện. Quả thực Chúa có thể hỏi: “Hỡi bạn! Bạn đành trao nộp Con Người bằng cái hôn ư?”

Giuđa đi xuống thung lũng Himmon, thung lũng đầy kỷ niệm khủng khiếp, thung lũng của âm ty. Hắn bước đi trên đá lạnh, sạn sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong quằn gầy guộc, cũng như tâm hồn đang quằn quại trong cực hình của hắn.

Thiên nhiên có vẻ đang tố cáo hắn: bụi đất, đó là phần số của hắn. Đá tảng, đó là con tim của hắn; cây cối càng lên tiếng dữ dội hơn, bao nhiêu nhá nh cây là bấy nhiêu cánh tay, bấy nhiêu ngón tay giơ lên xỉa xói vào mặt hắn, cáo tội hắn. Bao nhiêu cây là bấy nhiêu con mắt trừng trừng nhìn hắn. Mọi lá cây rung rinh giận dữ, không chịu tham dự vào công việc tự hủy vô ích của hắn. Tiếng rì rào của cành lá như nhắc nhở nhục hình cho đến tận ngày thẩm phán chung cuộc.

Giuđa cởi dây lưng. (Ở đây hắn nhớ lại chiêc dây lưng đeo chìa khóa Nước Trời của Phêrô). Hăn quăng một đầu dây vào một cành cây to, đầu kia hắn quàng vào cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời nói Giuđa đã được nghe từ một năm rồi: “Hỡi chúng con đã khổ cực lao lực, hãy đến với Ta, tâm hồn các con sẽ được an tịnh.” Tuy nhiên Giuđa đang hối hận vì chính mình hắn, không phải vì Chúa.

Và trong lúc mặt trời nghiêng bóng tối dần, thì ở Sion từ hai phía đối diện, có hai cây được đi vào lịch sử: Một cây ở Núi Sọ, cây hy vọng; một cây ở Himmon, cây thất vọng. Trên một cây, bị treo Đấng liên kết đất trời, trên cây kia, bị treo một kẻ muốn xa đát và xa cả trời.

Điểm đáng buồn là Giuđa rất có thể nên thánh. Hắn có mọi cái mà bất cứ người nào cũng có được. Một khả năng bao la để nên thánh và thụ hưởng bình an.

Chúng ta phải xác tín điều này: Mặc dầu chúng ta tội lỗi đến đâu, mặc dầu sự phản bội của chúng ta có sâu thẳm đến đâu, cũng chẳng sao hết, vì luôn có bàn tay Chúa giơ ra, để ôm ẵm lấy chúng ta, luôn luôn có bộ mặt sáng rõ nét từ ái thứ tha của Chúa, luôn luôn có tiếng nói của Chúa, mà đến phút cuối cùng, Giuđa vẫn cón được nghe tiếng: “Hỡi bạn chí thiết của Ta”.