T6, 09 / 2017 7:26 Sáng | Đức Tin Jesus

Khi xây dựng nhà thờ mới, nghi thức đặt viên đá đầu tiên sẽ diễn ra để cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho công trình và cũng nhắc nhớ dân chúng biết rằng tòa nhà vật chất này là dấu chỉ hữu hình của một tòa nhà đáng ao ước, đó chính là Giáo hội sống động (Sách Lễ nghi Giám mục [= LNGM], số 840).

I] NGHI THỨC ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY CẤT NHÀ THỜ

Khi xây dựng nhà thờ mới, nghi thức đặt viên đá đầu tiên sẽ diễn ra để cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho công trình và cũng nhắc nhớ dân chúng biết rằng tòa nhà vật chất này là dấu chỉ hữu hình của một tòa nhà đáng ao ước, đó chính là Giáo hội sống động (Sách Lễ nghi Giám mục [= LNGM], số 840).

Các Nghi Thức Liên Quan Đến Nhà Thờ: Đặt Viên Đá - Cung Hiến - Làm Phép

Thánh hiến bàn thờ

Đối với các nhà thờ giáo xứ, thông thường vị chủ sự nghi thức đặt viên đá sẽ là Đức Giám mục giáo phận, bởi vì các nhà thờ trong giáo phận là của ngài và thuộc thẩm quyền ngài coi sóc. Nếu không đến được, Đức Giám mục giáo phận phải ủy nhiệm cho một vị giám mục khác, nhất là các vị trợ tá của ngài trong công tác mục vụ hay trong trường hợp rất đặc biệt, ngài sẽ ủy quyền cho một linh mục (LNGM 842).

Có thể bắt đầu cử hành nghi thức theo hai cách: i] Vị chủ sự sẽ tiến đến địa điểm xây dựng trong một đoàn rước cùng với dân chúng (LNGM 849); ii] Dân chúng tụ họp chung quanh Đức Giám mục tại địa điểm xây dựng nhà thờ mới (LNGM 853).

Sau các bài đọc Sách Thánh và bài giảng (LNGM 855-857), chủ sự sẽ làm phép và rảy nước thánh trên phần đất xây cất: Đức Giám mục đội mũ, và có phó tế đứng bên, ngài sẽ rảy nước thánh trên diện tích nhà thờ mới, bằng cách hoặc đứng ở giữa diện tích hoặc đi kiệu xung quanh chân móng nhà thờ. Đang khi ấy, hát tiền xướng Lapides pretiosi với thánh vịnh 47 hoặc bài hát nào thích hợp (LNGM 858)Tiếp đến, Đức Giám mục sẽ chúc lành, rảy nước thánh và xông hương viên đá đầu tiên (LNGM 859-860). Sau đó, viên đá đầu tiên sẽ được gắn chết vào vị trí định trước (móng) bằng hồ vữa xi-măng trong lúc cộng đoàn hát một bài thánh ca thích hợp (LNGM 861). Lời nguyện Chung (Lời nguyện Tín hữu), kinh Lạy Cha, lời nguyện của chủ sự và việc chúc lành sẽ kết thúc nghi thức (LNGM 862-863).

II] CUNG HIẾN  NHÀ THỜ

Cung hiến nhà thờ mới

Bản dịch trước kia của Sách Lễ nghi Giám mục Rôma đã không phân biệt rõ ràng giữa “cung hiến” và “thánh hiến” cũng như giữa sự “thánh hiến” và “làm phép” (hoặc long trọng hay đơn giản). Tuy nhiên, tài liệu này rất thường quy chiếu về việc làm phép một nhà thờ như là sự “cung hiến”, và điều này có lẽ đã sinh ra những hiểu lầm về thuật ngữ hiện tại. Bản dịch Sách Lễ nghi Giám mục Rôma hiện nay không còn nhắc tới việc thánh hiến nữa nhưng đúng hơn phân biệt giữa cung hiến và làm phép một nhà thờ. Những nghi thức cơ bản trước kia quy cho nghi thức thánh hiến thì bây giờ được thực thi trong nghi thức cung hiến, mặc dầu theo một cách đơn giản. Như vậy, thay vì một sự liên kết hai nghi thức, chúng ta đứng trước một sự thay đổi trong ngữ thuật đễ diễn tả cũng một nghi thức.

Cử hành nghi thức đặt xương thánh

Bất cứ một tòa nhà nào được xây dựng để vĩnh viễn dùng làm thánh đường phục vụ cho việc phụng tự của các tín hữu đều phải được cung hiến cho Thiên Chúa qua nghi thức long trọng, vì đó là dấu chỉ cho Giáo hội lữ hành dưới thế phản ánh Giáo hội trên thiên quốc. Đây là dịp để các tín hữu suy niệm về căn tính của mình, về sự xác thực trong phụng tự, về tính nghiêm túc trong dấn thân của họ cho Giáo hội, và sự chân thực của họ bước theo Chúa Kitô.1 Theo Giáo luật (=GL) điều  1217:” (1) Khi đã hoàn tất việc xây cất, nhà thờ mới phải được cung hiến hay làm phép theo quy luật phụng vụ thánh càng sớm càng tốt.(2) Các nhà thờ, đặc biệt nhà thờ chính tòa và nhà thờ giáo xứ, phải được cung hiến với nghi lễ trọng thể”.

Để cung hiến, nhà thờ phải nhận một tước hiệu và một khi đã cung hiến, không thể thay đổi tước hiệu nữa (GL 1218). Ví dụ: tước hiệu Chúa Ba Ngôi, Kitô Vua, Chúa Thánh Thần,  tước hiệu Đức Mẹ (La Vang, Fatima, Mông Triệu, Vô Nhiễm…), tên của một vị thiên thần hay một vị thánh trong sổ bộ các thánh…, nhưng không là một vị á thánh (nếu không có phép chuẩn của Tòa Thánh). Cần lưu ý rằng chỉ được phép có một tước hiệu nhà thờ mà thôi, trừ khi là những vị thánh cùng được ghi chung trong lịch (LNGM 865)Ngoài ra, rất thích hợp nếu đặt hài cốt (xương thánh) của các vị tử đạo hay thánh nhân khác dưới bàn thờ nhưng phải chú ý những điều sau (LNGM 866):

a) Hài cốt muốn đặt phải to đủ để có thể hiểu được đó là những phần của thân thể con người. Do đó phải tránh đặt những hài cốt nhỏ quá về một hay nhiều vị thánh;

b) Phải rất cẩn thận xem xét hài cốt đó có chân thực không? Thà rằng cung hiến một bàn thờ không có hài cốt, còn hơn là đặt dưới bàn thờ những hài cốt không đáng tin;

c) Không được đặt hộp đựng hài cốt trên hay trong mặt bàn thờ, nhưng tùy theo kiểu bàn thờ, hãy đặt nó ở dưới mặt bàn thờ.

baoconggiao.info

Theo Sách Lễ nghi Giám mục Rôma số 868: “Để cung hiến nhà thờ mới, nên chọn ngày mà tín hữu có thể đến đông đảo, nhất là ngày Chúa nhật. Bởi vì trong nghi lễ này, ý nghĩa cung hiến xâm nhập tất cả, nên không được cử hành việc cung hiến nhà thờ mới vào những ngày phải tưởng niệm một mầu nhiệm mà không hề được bỏ, tức là Tam nhật Vượt qua, lễ Chúa Giáng sinh, lễ Hiển linh, lễ Thăng thiên, lễ Hiện xuống, thứ Tư lễ Tro, các ngày trong Tuần Thánh và lễ Cầu cho các tín hữu qua đời”. Ngày này sẽ trở thành ngày lễ trọng của giáo xứ, kinh sách vào ngày cung hiến nhà thờ sẽ ở bậc lễ trọng. Thánh lễ cung hiến nhà thờ mới gồm có những phần riêng là những lời nguyện khác nhau và việc xức dầu thánh, trừ ra những bài đọc Sách Thánh được lấy từ Sách Bài đọc phần chung lễ cung hiến nhà thờ.

Các phần nghi thức là:

1] Tiến vào nhà thờ

Nhập lễ có thể rước long trọng hay giản đơn như ngày lễ Lá. Sẽ có việc trao nhà thờ mới xây cất cho Đức Giám mục (chủ nhân) với các biểu tượng là tài liệu pháp lý về chủ quyền của ngôi nhà, hoặc chìa khóa, hoặc đồ án nhà thờ, hoặc quyển sổ ghi chép tiến trình xây cất…(LNGM 883). Tiếp theo là làm phép nước, chủ sự sẽ dùng nước thánh này để rảy trên dân chúng, các bức tường nhà thờ và bàn thờ (LNGM 892).

2] Phụng vụ Lời Chúa

Lời Chúa được công bố như thánh lễ trọng bình thường. Theo LNGM số 857: “Giảng xong, theo phong tục địa phương, có thể đọc văn thư làm phép viên đá đầu tiên và văn thư khởi công xây dựng nhà thờ mới, có chữ ký của giám mục và đại diện các người xây cất; và khi đặt viên đá đầu tiên, thì cũng đặt văn thư ấy vào móng”. Sau bài giảng là kinh Tin Kính và kinh Cầu Các Thánh (LNGM 895-899).

(còn nữa)

Lm Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể (SSS)